Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính công vụ

Sáng 6.7, tại Kỳ họp thứ 12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát của HĐND thành phố về thực hiện công tác cải cách hành chính, việc xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc thành phố.

Xây dựng kế hoạch cải thiện các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI

Theo báo cáo giám sát công tác cải cách hành chính (CCHC), việc xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc thành phố Hà Nội, thực hiện chương trình làm việc, HĐND thành phố đã tổ chức 2 Đoàn giám sát trực tiếp đối với 12 cơ quan, gồm 7 sở chuyên môn của UBND thành phố và 5 quận, huyện.

Qua giám sát, Đoàn ghi nhận giai đoạn 2016 - 2020, công tác CCHC của thành phố đạt được nhiều thành tựu, kết quả nổi bật, tạo được chuyển biến rõ nét, toàn diện trong các lĩnh vực CCHC, được trung ương ghi nhận, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ; hầu hết các chỉ tiêu theo Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ đã hoàn thành và về đích sớm. Giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch CCHC giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, xây dựng kế hoạch cải thiện các chỉ số PAR INDEX; SIPAS, PAPI, PCI. Kết quả chỉ số CCHC của thành phố các năm 2021, 2022 luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và có sự cải thiện hàng năm.

Bài xuất bản chiều ngày 6.7.2023: Tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính công vụ -0
Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương trình bày báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp

Ngoài ra, nhiệm vụ về chuyển đổi số, hướng đến xây dựng chính quyền số được Chính phủ giao cho UBND cấp tỉnh thực hiện đã được UBND thành phố triển khai xây dựng thành nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể để giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị của thành phố thực hiện với nhiều chỉ tiêu được tăng so với chỉ tiêu quy định chung của Chính phủ. Đồng thời đã tham mưu và ban hành các văn bản để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 30.12.2022 của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế, đó là tuy chỉ số CCHC của thành phố có tăng về điểm số và thứ hạng nhưng một số chỉ tiêu thành phần có dấu hiệu suy giảm, trong đó có chỉ số về công tác chỉ đạo điều hành CCHC xếp hạng 31/63 tỉnh, thành phố; tụt 16 bậc so với năm 2021. Mặc dù, UBND thành phố đã ban hành các kế hoạch khắc phục nhưng Chỉ số SIPAS chưa có sự cải thiện về xếp hạng. Năm 2022, Chỉ số PAPI của thành phố sụt giảm cả về điểm số và thứ hạng, so với năm 2021; chỉ số tổng hợp PAPI 2022 giảm 3 bậc và có tới 5/8 chỉ số thành phần giảm. Chỉ số PCI năm 2022 cũng tụt 10 bậc so với năm 2021, đứng ở vị trí 20/63 tỉnh, thành phố. Các nhiệm vụ, chỉ tiêu về CCHC của giai đoạn, các nhiệm vụ về chuyển đổi số đều được xác định đầu mối cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện, có xác định thời gian thực hiện, nhưng chưa xác định thời gian hoàn thành hoặc xác định lộ trình để đạt được chỉ tiêu hoặc chưa xác định được chủ thể thực hiện nhiệm vụ.

Đáng chú ý, công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành về CCHC ở một số cơ quan, một số lĩnh vực còn chưa sát sao, chưa quyết liệt, vẫn còn có nhiệm vụ chậm tiến độ. Nhận thức của người đứng đầu tại một số cơ quan, đơn vị, đặc biệt ở cấp xã về công tác CCHC còn hạn chế.

Kiên quyết xử lý cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật công vụ

Trên cơ sở giám sát, Đoàn giám sát đề nghị HĐND thành phố giao UBND thành phố rà soát toàn bộ các nội dung nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể được nêu trong các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Chương trình số 01-CTr/TU và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy, đối chiếu với các kết quả đạt được, trên cơ sở các nội dung đánh giá về hạn chế, nguyên nhân, xây dựng kế hoạch để khắc phục các hạn chế.

Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ đề công tác năm 2023 của thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, phát triển”; làm tốt công tác quán triệt tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về CCHC, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc thành phố tới toàn thể các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố. Tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính bằng các hình thức kiểm tra, thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện vi phạm đạo đức, kỷ luật công vụ, các trường hợp né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, các trường hợp có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực.

Bài xuất bản chiều ngày 6.7.2023: Tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính công vụ -0
Các đại biểu HĐND thành phố bấm nút thông qua Nghị quyết tại kỳ họp

Bên cạnh đó, cần tập trung hoàn thiện việc phân cấp, ủy quyền theo quy định của Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND và Nghị quyết số 23/NQ-HĐND của HĐND TP gắn với việc phân cấp, ủy quyền giải quyết TTHC. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan rà soát, nghiên cứu và ban hành các quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ, quy trình nội bộ, trong đó lưu ý việc xây dựng các quy trình phải đảm bảo thực hiện tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO. Chỉ đạo các sở ngành chuyên môn của thành phố, UBND các cấp thực hiện rà soát, báo cáo UBND thành phố để thực hiện đơn giản hóa TTHC đạt hiệu quả cao; chỉ đạo công bố và công khai TTHC được thực hiện nghiêm, đúng quy định, bảo đảm việc tiếp cận, thực hiện TTHC của tổ chức, cá nhân được đơn giản, thuận lợi....

Ngoài ra, thành phố cần tiếp tục thực hiện đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công dựa trên dữ liệu theo thời gian thực; quan tâm, đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp... Chỉ đạo rà soát về cơ cấu, tổ chức bộ máy, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp; đồng thời rà soát các cơ chế, chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị của thành phố.

Tập trung rà soát, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá sản phẩm, dịch vụ công, rà soát kế hoạch, lộ trình nâng mức tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đảm bảo theo chỉ tiêu của Trung ương giao về chính sách tinh giản biên chế và sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, cần chỉ đạo rà soát hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ thông tin, xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin chuyên nghiệp, hiệu quả phục vụ hoạt động xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của thành phố. 

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.