Hà Nội: Tập trung hoàn thành các kế hoạch thuộc lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục

Sáng 31.7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo của thành phố chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá kết quả công tác thời gian qua, triển khai nhiệm thời gian tới.

Nhiều huyện có tỷ lệ đối ứng vẫn còn thấp

Theo tổng hợp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo), tổng số dự án đầu tư cho 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa được cập nhật tại Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố (tháng 7.2024) gồm 1.457 dự án, ngân sách thành phố hỗ trợ 44.056,9 tỷ đồng (đã bao gồm 16 dự án trường THPT do ngân sách cấp huyện bố trí 100% vốn và 4 dự án xã hội hóa đầu tư).

Đến nay, ngân sách thành phố đã bố trí 26.026,7 tỷ đồng thực hiện 1.218 dự án, trong đó dự án cấp thành phố đã bố trí 2.634,7 tỷ đồng với 40 dự án. Đối với dự án hỗ trợ cấp huyện, ngân sách thành phố đã bố trí 23.392 tỷ đồng cho 1.178 dự án (đạt 70% kế hoạch); ngân sách cấp huyện đã bố trí đối ứng 4.205,9 tỷ đồng với 1.153 dự án (đạt 22% kế hoạch).

Tập trung hoàn thành các kế hoạch thuộc lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục -0
Quang cảnh hội nghị

Theo đánh giá, lĩnh vực y tế các huyện đã tập trung bố trí với tỷ lệ vốn đối ứng cao; còn lại lĩnh vực giáo dục, di tích các huyện bố trí vốn đối ứng còn thấp, chưa tương ứng với số vốn ngân sách thành phố hỗ trợ được bố trí. Cụ thể, có 3 đơn vị có tỷ lệ bố trí vốn đối ứng cao hơn 50% gồm: Thạch Thất (61%), Thanh Trì (62%), Thường Tín (58%); 8 đơn vị có tỷ lệ bố trí vốn đối ứng còn thấp dưới 30%: Chương Mỹ (20%), Đông Anh (25%), Mỹ Đức (17%), Phúc Thọ (20%), Thanh Oai (28%), Ứng Hòa (23%), Sơn Tây (24%).

Ngoài ra, việc sử dụng ngân sách huyện đối ứng chưa bảo đảm đủ trách nhiệm để hoàn thành dự án. Nguyên nhân do các huyện để lại tỷ lệ 5 - 10% chi phí thanh, quyết toán dự án; khó khăn về vốn do nguồn thu đấu giá đất hạn chế; chưa bố trí vốn cho các dự án vướng giải phóng mặt bằng, quy hoạch...

Về tiến độ thực hiện dự án, đến nay, toàn thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư 1.384/1.458 dự án theo kế hoạch, đạt 95%; đã phê duyệt 1.239/1.458 dự án, đạt 85%; đã khởi công và triển khai xây dựng 855 dự án; lũy kế đến hết năm 2024 dự kiến có 815 dự án hoàn thành (đạt 56% số dự án). So với kỳ họp Ban Chỉ đạo diễn ra hồi tháng 4.2024, đã có thêm 27 dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư, 28 dự án mới được phê duyệt, 11 dự án mới khởi công.

Tại hội nghị, các quận, huyện, thị xã đã trao đổi những thuận lợi, khó khăn, giải pháp để bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thành phố về đầu tư 3 lĩnh vực trên.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên và Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cho rằng, để hoàn thành kế hoạch đầu tư các dự án đối với 3 lĩnh vực vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, yêu cầu các đơn vị có dự án điều chỉnh khẩn trương trình UBND thành phố để tổng hợp trình HĐND thành phố kịp thời vào tháng 9 tới; rà soát các công trình dự kiến khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhằm bảo đảm chất lượng. Đối với các dự án trường học, các quận, huyện, thị xã cần có dự báo quy mô, tỷ lệ trẻ đến trường với định hướng chung tổng thể trong giai đoạn tới, để mang lại hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí.

Xây dựng tính khả thi trong tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư công

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo đánh giá cao các ý kiến trao đổi của lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, sở, ngành; nắm kỹ đầu việc của đơn vị để báo cáo, đề xuất, kiến nghị các giải pháp, đặc biệt một số đơn vị đã chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án.

"Thời gian triển khai các dự án 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa trong giai đoạn 2022 - 2025 không còn nhiều, đề nghị các đơn vị rà soát các dự án cấp thành phố, cấp huyện; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ cụ thể từng dự án với mục tiêu quyết tâm thực hiện hoàn thành kế hoạch đối với 3 lĩnh vực, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội thuộc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố", Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố nhấn mạnh.

Tập trung hoàn thành các kế hoạch thuộc lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục -0
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo hội nghị

Trưởng Ban Chỉ đạo cũng giao UBND thành phố chỉ đạo tập trung rà soát, đánh giá tình hình, khả năng triển khai, hấp thụ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025, năm 2024, 2025 của 3 lĩnh vực; xây dựng phương án điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của cấp thành phố trên cơ sở bảo đảm khả năng huy động nguồn lực của thành phố, tính khả thi trong tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư công, trình HĐND thành phố quyết định tại các kỳ họp chuyên đề, thường lệ cuối năm 2024 bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công.

Đối với các dự án chương trình mục tiêu quốc gia, dự án ngân sách thành phố hỗ trợ mục tiêu cấp huyện, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị căn cứ vào việc rà soát, đánh giá tính khả thi của dự án; đề xuất điều chỉnh mang tính tổng thể của mỗi địa bàn quận, huyện, thị xã, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc ngân sách thành phố hỗ trợ đã được HĐND thành phố quyết nghị.

"Trong quá trình thực hiện, yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai, thường xuyên rà soát tiến độ, nắm bắt khó khăn, vướng mắc để chủ động tìm giải pháp hoặc kịp thời báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố nhằm quyết tâm hoàn thành đạt kết quả cao nhất kế hoạch đã đề ra", Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Ngọc Tuấn nêu rõ. 

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Bình Thuận: HĐND tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển động

Bình Thuận: HĐND tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 27.8, HĐND tỉnh Bình Thuận Khóa XI tổ chức Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề). Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh cùng Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Tiêu Hồng Phúc;  Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thuận Bích chủ tọa kỳ họp.