Đồng Nai: Đẩy nhanh các dự án cấp nước tập trung vùng nông thôn

Tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, đánh giá tổng thể kết quả thực hiện Đề án cấp nước sạch giai đoạn 2021 - 2025, nhất là những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để kịp thời bổ sung, điều chỉnh giải pháp thực hiện…

Vượt mục tiêu tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn

Thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đồng Nai nhận thấy, tính đến ngày 31.12.2023, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn đạt 83,72% (vượt mục tiêu nghị quyết HĐND tỉnh 0,22%). Ước thực hiện đến hết quý II.2024, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn đạt 85,03% (vượt 0,53% mục tiêu nghị quyết HĐND tỉnh đề ra năm 2024). Từ năm 2022 đến nay, tỉnh Đồng Nai đã đầu tư xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng 5 công trình cấp nước tập trung (CNTT) nông thôn, cấp nước cho khoảng 151.244 người (khoảng 37.811 hộ); đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoàn thành đưa vào sử dụng 5 công trình CNTT nông thôn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, cấp nước cho khoảng 2.754 hộ. Đã có 6 doanh nghiệp cấp nước và UBND các huyện Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch đầu tư khoảng 598,48km tuyến ống đấu nối từ tuyến ống cấp nước đô thị phục vụ người dân nông thôn cấp nước cho khoảng 34.429 hộ dân khu vực nông thôn.

Thi công đường ống cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Thu Minh
Thi công đường ống cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Thu Minh

Cùng với đó, theo Báo cáo Kết quả thực hiện chuyên đề cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã thực hiện công tác quản lý cấp nước sạch nông thôn đạt nhiều kết quả. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị khảo sát, xây dựng kế hoạch chi tiết có lộ trình cụ thể đầu tư các tuyến đường ống cấp nước để đấu nối sử dụng nguồn nước từ các công trình cấp nước mặt của các công ty cấp nước thay thế cho các công trình đã hư hỏng, xuống cấp, ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả; khẩn trương sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước nông thôn do ngân sách đầu tư tại các khu vực chưa có tuyến đường ống cấp nước của các công ty cấp nước, bảo đảm người dân khu vực này có nguồn nước sử dụng…

Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan làm việc cụ thể với các đơn vị cấp nước để xây dựng, thực hiện kế hoạch bổ sung mạng lưới đường ống cấp nước đô thị, bảo đảm thực hiện đấu nối, cung cấp nước sạch đến các khu vực nông thôn chưa có hệ thống cung cấp nước sạch được khai thác từ nguồn nước mặt.

Hàng năm, Sở Y tế đã tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng nước tại các công trình CNTT, đề nghị các địa phương, đơn vị cấp nước tổ chức khắc phục các tồn tại về chất lượng nước. Năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục quan trắc nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường, công bố kết quả chất lượng nước dưới đất, chất lượng nước mặt; đồng thời, phối hợp với các địa phương, đơn vị rà soát xử lý trám lấp các giếng khoan tại các công trình cấp nước tập trung đã ngừng hoạt động, đã đấu nối, có nguồn nước mặt thay thế. UBND các huyện, thành phố đã tổ chức làm việc với các đơn vị cấp nước trong khu vực tháo gỡ, giảm bớt thủ tục đăng ký lắp đồng hồ nước; xây dựng kế hoạch chi tiết có lộ trình cụ thể đầu tư mở rộng các tuyến đường ống cấp nước trên địa bàn, bảo đảm đến năm 2025 tất cả các tuyến đường giao thông chính tại các ấp, khu phố nơi có hệ thống CNTT cung cấp đều được lắp đặt các đường ống cấp nước sạch…

Rà soát, đánh giá tổng thể để bổ sung, điều chỉnh giải pháp

Bên cạnh kết quả đạt được, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đồng Nai cũng thẳng thắn chỉ ra: UBND tỉnh chưa rà soát, đánh giá tổng thể kết quả thực hiện Đề án cấp sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025. Nhất là những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để kịp thời bổ sung, điều chỉnh giải pháp thực hiện trong thời gian tới theo kiến nghị của Thường trực HĐND tỉnh tại Thông báo số 427/TB-HĐND. Mặc dù chỉ tiêu tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn vượt mục tiêu nghị quyết nhưng các chỉ tiêu thành phần còn thấp, chưa đạt mục tiêu. Đơn cử như năm 2023, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình CNTT nông thôn chỉ đạt 12,44% (mục tiêu đề án 21,87%)… Các dự án đầu tư nước sạch nông thôn mặc dù được quan tâm thực hiện, nhưng còn chậm so với mục tiêu, nhất là các dự án nâng cấp, đấu nối, mở rộng phạm vi cấp nước cho người dân. Chưa khắc phục hiệu quả tình trạng chất lượng tại một số công trình CNTT nông thôn không đạt quy chuẩn…

Từ kết quả thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, đánh giá tổng thể kết quả thực hiện Đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025. Nhất là những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để kịp thời bổ sung, điều chỉnh giải pháp thực hiện trong thời gian tới theo kiến nghị của Thường trực HĐND tỉnh. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiếp tục hoàn thành các nội dung kiến nghị của cử tri còn đang triển khai theo Báo cáo số 4422/BC-SNN của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc trả lời ý kiến cử tri theo Thông báo số 427/TB-HĐND của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả Hội nghị TXCT chuyên đề về cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, quan tâm bố trí kinh phí, kêu gọi đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án CNTT nông thôn, dự án đấu nối từ tuyến ống cấp nước đô thị.

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.