Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

“Miền Đông gian lao mà anh dũng

Là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, án ngữ ở cửa ngõ phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí trọng yếu về địa - chính trị - kinh tế - văn hóa, quốc phòng - an ninh. Từ thế kỷ XVII, vùng đất Trấn Biên - Biên Hòa - Đồng Nai đã trở thành nơi hội tụ của “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”, là địa đầu trong công cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Hòa trong dòng chảy lịch sử hình thành và phát triển; quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa và vận động phát triển, vốn được hình thành từ sự hội nhập, chan hòa, kết tinh đã hình thành nên bản sắc, cốt cách con người vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai hào sảng, tinh thần đoàn kết, kiên cường, bất khuất, bản lĩnh, cần cù, sáng tạo, luôn khát vọng cháy bỏng vươn lên tạo sự đổi thay trong hành trang đi mở cõi, xây dựng và phát triển địa phương, quê hương giàu đẹp.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai Thái Bảo nhấn mạnh: Nét riêng, giá trị độc đáo của Biên Hòa - Đồng Nai bộc lộ ở cả cấu trúc bề ngoài và bản chất chiều sâu của một vùng đất địa linh nhân kiệt, có dòng sông Đồng Nai thủy tú hiền hòa; điều kiện địa lý tự nhiên, thiên nhiên ưu đãi, mưa thuận gió hòa; có Thủy điện Trị An âm vang mùa xuân; vườn quốc gia Cát Tiên phong phú đa dạng sinh học gắn liền với Khu dự trữ sinh quyển thế giới; có thương cảng Cù Lao Phố sầm uất một thời ghi dấu khẳng định Biên Hòa - Đồng Nai từ sớm đã có sự hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

VQG Cát Tiên được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) trao danh hiệu Danh lục xanh Ảnh: Thạc Hiếu
Vườn Quốc gia Cát Tiên được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) trao danh hiệu Danh lục xanh. Ảnh: Thạc Hiếu

Là địa phương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai trong kháng chiến đã ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đồng Nai là một trong những trung tâm cách mạng với hệ thống căn cứ địa liên hoàn, Chiến khu Rừng Sác, Chiến khu Đ Anh hùng - nơi đứng chân chỉ đạo kháng chiến của Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Miền Đông, đã lập nên nhiều chiến thắng vang dội như: Chiến thắng La Ngà, cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp, trận đầu diệt Mỹ ở Nhà Xanh, chiến thắng sân bay Biên Hòa, kho bom đạn Thành Tuy Hạ, tổng kho Long Bình. Đặc biệt là chiến thắng Xuân Lộc mùa Xuân năm 1975 đã đập tan tuyến phòng thủ cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn ở phía đông, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất Tổ quốc, góp phần hình thành nên “Hào khí Đồng Nai”, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, tô điểm thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai Thái Bảo khẳng định.

Nỗ lực theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững

Kế thừa và phát triển pho lịch sử huy hoàng, vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đặc thù 70% trong tổng số hơn 3,2 triệu dân là người có đạo, chủ yếu theo đạo công giáo; hơn 6% dân cư là đồng bào thuộc 50 thành phần dân tộc thiểu số. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt hơn 139 triệu đồng.

Đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh, HĐND tỉnh Đồng Nai ngày càng khẳng định vị trí, vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đã quyết định, ban hành nhiều quyết sách đúng đắn, góp phần quan trọng phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Đặc biệt, việc ban hành các Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại mỗi kỳ họp thường lệ gắn với tăng cường giám sát chuyên đề, hoạt động tại các phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh đã kịp thời phát hiện, lan tỏa những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả; đồng thời, kiến nghị kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bất cập, bảo đảm việc tuân thủ, thực thi pháp luật một cách đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp thời gian qua.

Là cái “nôi” công nghiệp của cả nước, Đồng Nai hiện có hơn 53 ngàn doanh nghiệp với hơn 1,6 ngàn dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hơn 1 ngàn dự án đầu tư trong nước, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu công nhân lao động. 33 KCN được thành lập với diện tích hơn 10.500ha. Đáng chú ý, tỉnh thu hút đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, hướng tới các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh thái, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sinh học; nông nghiệp công nghệ cao... Những dự án thu hút mới thời gian gần đây chủ yếu thuộc các ngành sản xuất chất bán dẫn, linh kiện điện, điện tử, có giá trị gia tăng cao; không thu hút dự án thuộc danh mục ngành nghề thâm dụng lao động, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; phù hợp với chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, nỗ lực theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững của tỉnh.

Song song đó, Đồng Nai còn là điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thành công thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới - một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đóng góp về mô hình, kinh nghiệm cho cả nước. Phát huy những thành tựu đó, tỉnh đã và đang tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Đồng Nai đã tập trung quyết liệt hoàn thành công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành; đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3 và các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh. Ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án Giảm thiểu khí carbon trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững, thực hiện cam kết của Chính phủ đối với công ước tại hội nghị COP26 và COP28.

Thực sự trở thành “thỏi nam châm” thu hút đầu tư

Để tận dụng, khai thác, phát huy đúng mức tiềm năng, lợi thế, tạo cú hích phát triển bứt phá, lãnh đạo tỉnh đang chú trọng, quyết tâm hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, quan tâm tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch không gian xung quanh Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành; dự án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 để tạo điểm nhấn, quy hoạch mang tính chiến lược cho sự phát triển. Cùng với huy động tối đa các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông làkhông ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ lãnh đạo tỉnh nêu cao tinh thần năng động, sáng tạo, hành động quyết liệt nhằm kiến tạo không gian phát triển xứng tầm, tạo bệ phóng vững chắc đẩy mạnh thu hút đầu tư theo chiều sâu, có chọn lọc trong tương lai.

Được ví như “bùng binh” giao thông kết nối khu vực, Đồng Nai hôm nay đang là đại công trường sôi động nhất cả nước và đứng trước cơ hội phát triển có thể coi là “trăm năm có một”, với đột phá về hạ tầng, giao thông, môi trường, văn hóa, du lịch trong tương lai gần.Sẵn sàng đón bắt vận hội mới, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua: “tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh phát triển toàn diện, giữ vững quốc phòng - an ninh, cất cánh cùng sân bay Long Thành”. Để thực sự thu hút đầu tư, quan điểm nhất quán của tỉnh là thực hiện tốt phương châm chính quyền đồng hành với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Bình Thuận: HĐND tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển động

Bình Thuận: HĐND tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 27.8, HĐND tỉnh Bình Thuận Khóa XI tổ chức Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề). Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh cùng Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Tiêu Hồng Phúc;  Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thuận Bích chủ tọa kỳ họp.