Khai mạc Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII

Sáng 8.12, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII đã khai mạc Kỳ họp thứ 4 - kỳ họp thường lệ cuối năm.

Dự Kỳ họp có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ngô Văn Tuấn; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh; các ĐBQH, đại biểu HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.

Xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng

Kỳ họp thường lệ cuối năm 2021, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII diễn ra trong thời điểm các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội, cộng đồng doanh nghiệp cùng toàn thể Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang nỗ lực khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh phát biểu khai mạc kỳ họp
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh phát biểu khai mạc kỳ họp

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh cho biết: Kỳ họp này là dịp để HĐND tỉnh nhìn nhận, đánh giá lại những kết quả đạt được, chưa đạt được trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm vừa qua. Do vậy, đòi hỏi các đại biểu HĐND tỉnh cần tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện; dự báo xu hướng biến động của dịch bệnh; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và tỉnh Hòa Bình để xác định phương hướng, giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Trên tinh thần đó, tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ tiến hành xem xét, thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng, như: Xem xét, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; xem xét, thông qua các dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình tại kỳ họp để cụ thể hóa chủ trương của Trung ương, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vào điều kiện thực tiễn của địa phương, tạo cơ chế, chính sách nhằm phát huy tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thông qua các chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19; quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội, mức trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh; cho ý kiến và quyết định thông qua các đề án, đặc biệt là Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình;…

Toàn cảnh kỳ họp
Toàn cảnh kỳ họp

Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 diễn ra trong thời gian 2 ngày với rất nhiều nội dung quan trọng, số lượng nghị quyết phải xem xét, thông qua rất lớn. Đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, đoàn kết, dân chủ, dành thời gian nghiên cứu kỹ các tài liệu qua hệ thống quản lý văn bản, tập trung tham gia ý kiến, thể hiện quan điểm rõ ràng về từng nội dung, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng; chất vấn đúng và trúng những vấn đề trọng tâm mà cử tri quan tâm, tạo sự thống nhất cao để HĐND tỉnh có những quyết định đúng đắn đối với các vấn đề rất quan trọng thuộc nội dung chương trình kỳ họp đã được thông qua, góp phần làm nên thành công của kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

14/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh cho biết: Trong bối cảnh cả nước phải đối mặt với đợt dịch Covid-19 lần thứ tư với diễn biến phức tạp hơn; ở trong tỉnh cũng đã xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 01.01.2021, UBND tỉnh đã sớm ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và quốc phòng - an ninh tỉnh Hòa Bình năm 2021 và Kế hoạch tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2021. Cùng với đó, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm QP - AN trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là thực hiện “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh trình bày báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh trình bày báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực, trong đó có 14/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 5.070 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 31,6% vượt kế hoạch đề ra; hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được quan tâm; công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai tích cực, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo triển khai rà soát, xác minh, tổ chức cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo đúng thông báo khẩn của Bộ Y tế; thành lập Bệnh viện dã chiến số 1, thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng, khám, cách ly và điều trị bệnh nhân Covid-19; quyết liệt chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin, nâng cao miễn dịch cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, đã góp phần cùng cả nước ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục nâng cao đời sống Nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Các đại biểu tham dự kỳ họp
Các đại biểu tham dự kỳ họp

Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, dịch vụ du lịch, vận tải tiếp tục gặp nhiều khó khăn; một số hoạt động tổ chức, tham gia các phiên chợ, hội chợ, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường bị gián đoạn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn (đã có 128 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và 42 doanh nghiệp giải thể tự nguyện); công tác GPMB của một số dự án còn vướng mắc, khó khăn, dẫn đến chậm tiến độ theo yêu cầu…

Để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh nhấn mạnh: Hòa Bình tiếp tục chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân. Thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vũng, phấn đấu năm 2022 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9%. Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, quan tâm phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp; chú trọng thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; quyết liệt thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh;…

Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII sẽ diễn ra trong 2 ngày 8 - 9.12 và dự kiến sẽ thông qua 31 nghị quyết quan trọng.

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.