Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu

- Chủ Nhật, 23/05/2021, 07:06 - Chia sẻ
Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.

Trước khi Covid-19 quét qua toàn cầu, các nền dân chủ luôn tự hào về các phương pháp bỏ phiếu truyền thống và thực tiễn quản lý bầu cử được phát triển và hoàn thiện trong nhiều thập kỷ, thậm chí qua hàng thế kỷ. Đại dịch đã thúc đẩy thế giới chú ý đến các SVA - vốn cũng được thiết lập từ lâu nhưng không được áp dụng rộng rãi và nhất quán. Sau 1 năm nhiều thử thách, với rất nhiều cuộc bầu cử diễn ra trong giai đoạn khó khăn này, các SVA đã cho phép cử tri bỏ phiếu với mức độ an toàn cao hơn, đồng thời cung cấp các hình thức bỏ phiếu dễ dàng hơn, dễ tiếp cận hơn, thuận tiện và thiết thực.

Trải qua quá trình lịch sử, khi các hệ thống, quy trình và thể chế dân chủ ngày càng trở nên bao trùm hơn, sự tham gia của cử tri, tính đại diện và quyền bầu cử liên tục được mở rộng để theo kịp thời gian, các phương pháp bỏ phiếu phải liên tục điều chỉnh và phát triển để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của các trật tự xã hội và chính trị mới, những thay đổi lớn về kinh tế và nhân khẩu học, cũng như các cuộc khủng hoảng và thực tế khác đang xảy ra trước mắt. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ tiến bộ và phát triển, các cuộc bầu cử hiện nay vẫn chủ yếu yêu cầu sự tập trung đông người tại điểm bầu cử, nơi cử tri vẫn bị bắt buộc phải có mặt trực tiếp trong ngày bầu cử. Các cuộc bầu cử được tổ chức vào thời Covid-19 đã làm nổi rõ sự chênh lệch giữa sự phát triển liên tục, năng động của nhu cầu giành quyền bầu cử và sự đáp ứng thụ động hiện nay của các phương pháp bỏ phiếu truyền thống.

Phương pháp bỏ phiếu tại xe ô tô  

Nguồn: ITN 

Tuy nhiên, phơi bày các giới hạn và tính dễ bị tổn thương mang tính hệ thống của các chính sách và thông lệ bầu cử đã được thiết lập cũng như các phương pháp bỏ phiếu truyền thống là một phần dễ dàng. Phần khó khăn hơn là các Chính phủ sẽ phải cân bằng giữa việc làm thế nào để hoạt động bỏ phiếu trở nên thuận tiện hơn cho tất cả các cử tri với việc cân nhắc những rủi ro có thể xảy ra đối với tính toàn vẹn bầu cử. Do đó, khi xem xét sự ra đời của các SVA, những người ra quyết định và EMB nên nhận thức rằng những phương pháp này không phải là giải pháp nhanh chóng, cũng không phải là câu trả lời phù hợp với tất cả, vì vậy họ cần phải cân nhắc các câu hỏi sau: là một giải pháp thay thế để bổ sung cho bỏ phiếu truyền thống, SVA có phù hợp với bối cảnh mà chúng được giới thiệu và sử dụng trong khoảng thời gian dài, từ cuộc bầu cử này đến cuộc bầu cử tiếp theo không?; có khả thi về mặt pháp lý, thủ tục và hoạt động không?; việc áp dụng SVA có thể dẫn đến những rủi ro nào đối với tính toàn vẹn của quá trình bầu cử và làm thế nào để giải quyết từng loại rủi ro đó?; có đủ đơn giản, nhất quán và dễ hiểu để cử tri sử dụng dễ dàng và các bên liên quan đến bầu cử hiểu và tin tưởng không?; có minh bạch và đủ an toàn không?; sự ra đời của SVA có thể được thành lập và xây dựng dựa trên sự đồng thuận chính trị và sự tin tưởng của công chúng, vốn là những điều kiện tiên quyết cần thiết khó có được và duy trì không?; những phương pháp này có thể được thực hiện thí điểm và sau đó, dựa trên các bài học kinh nghiệm, nhân rộng ra trên toàn quốc không?; liệu các biện pháp này có tốn kém quá mức về mặt chi phí bầu cử không?

Mặc dù cũng phải thừa nhận rằng không phải tất cả các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ đều sở hữu cơ sở hạ tầng cần thiết, các phương tiện và nguồn để có thể áp dụng, quản lý và duy trì các SVA. Tuy nhiên, thông qua ý chí chính trị, thông qua các giải pháp bền vững phù hợp, rút ra những kinh nghiệm của chính mình và từ kinh nghiệm của những nước khác, các nước có thể dần dần áp dụng, củng cố và cải thiện các khuôn khổ bầu cử mới để các cuộc bầu cử trong tương lai không chỉ trở nên an toàn hơn mà còn thân thiện với cử tri hơn, thuận tiện, dễ tiếp cận và toàn diện hơn.

Ngoài việc buộc thế giới phải chấp nhận nhiều thách thức, rủi ro và hạn chế của nó, Covid-19 cũng đã củng cố quan điểm rằng, để bảo vệ nền dân chủ của chúng ta hơn nữa, cần phải có những nỗ lực lớn hơn, nhất quán hơn và bền vững hơn, bây giờ hơn bao giờ hết, để giúp các cuộc bầu cử trong tương lai trở thành quá trình thực sự mang tính đại diện cao và đáng tin cậy.

Cuối cùng, đại dịch xác nhận rằng chiến lược chỉ hướng tới việc đưa cử tri đến thùng phiếu không thể đáp ứng những thách thức đặt ra của các cuộc bầu cử hiện nay. Để phù hợp với nhu cầu của ngày hôm nay và ngày mai - một cách hiệu quả và thực tế hơn, chiến lược như vậy cần được bổ sung bằng những nỗ lực cũng đang đi theo hướng khác, đó là đưa hòm phiếu đến tay cử tri.

Khi làm như vậy, cử tri phải được phép lựa chọn phương pháp bỏ phiếu: bằng các phương tiện bỏ phiếu truyền thống hay một loạt các phương pháp thay thế mà họ cho là an toàn hơn, hoặc đơn giản là dễ dàng hơn, dễ tiếp cận hơn, thiết thực hoặc thuận tiện cho họ.

Quỳnh Vũ