Tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ khu vực nông thôn

Để phát triển lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch khu vực nông thôn, tỉnh Đồng Nai đã đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, triển khai đồng bộ các chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi nhất nhằm thu hút nhà đầu tư, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp vùng nông thôn

Một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai là phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Mục tiêu là đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của các đô thị theo hướng đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển công nghiệp chế biến.

Đồng Nai phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: ITN
Đồng Nai phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Nguồn: ITN

Trong giai đoạn tới, Đồng Nai giảm mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp, dịch vụ nông thôn, giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp là phù hợp với xu thế phát triển. Tuy tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất trên 1ha và thu nhập nông dân phải tăng so với giai đoạn trước. Đa phần cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trong đó loại hình hộ kinh doanh chiếm trên 85%. Sản xuất công nghiệp tại các địa phương thuộc khu vực nông thôn của tỉnh vì thế còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất công nghiệp của tỉnh, trong khi đó, các địa phương như: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán... lại có diện tích lớn, tiềm năng nhiều chưa khai thác hết.

Vì vậy, để tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn, tỉnh tiếp tục quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở các địa phương khu vực nông thôn còn nhiều quỹ đất, gắn liền với sự phát triển của hạ tầng giao thông. Hình thành các cụm công nghiệp chuyên ngành về sản xuất, chế biến nông sản - thực phẩm để thu hút doanh nghiệp thứ cấp vào xây dựng nhà máy sản xuất. Riêng đối với thu hút doanh nghiệp đầu tư vào vùng nông thôn là sẽ ưu tiên cho các lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến nông sản, công nghiệp giá trị công nghệ cao và góp phần tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.

Là một địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp và cơ hội cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, huyện Xuân Lộc đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng để xây dựng chương trình kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cũng như khu vực nông thôn. Cụ thể, huyện đã quy hoạch các vùng phục vụ phát triển nông nghiệp như khu nông nghiệp công nghệ cao 200ha tại xã Xuân Trường; các phân khu nông nghiệp công nghệ cao tại các xã Xuân Tâm, Xuân Thành với diện tích 1 ngàn ha, hình thành nhà máy chế biến, kho chứa, khu trưng bày sản phẩm...

Gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp

Với mục tiêu phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, các vùng nông nghiệp đô thị trên địa bàn tỉnh rất quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai đồng bộ các chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi nhất nhằm thu hút nhà đầu tư, góp phần từng bước hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Tùy vào lợi thế, đặc thù mà các địa phương có mô hình, hướng đi khác nhau, tạo nên sự đa dạng, nhiều màu sắc sự phát triển chung ngành nông nghiệp của tỉnh. Với định hướng xây dựng đô thị sân bay, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành Trần Văn Thân cho biết do quỹ đất dành cho đất nông nghiệp của huyện ngày càng thu hẹp, địa phương định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ có lợi thế cạnh tranh cao. Trên cơ sở các vùng sản xuất nông nghiệp được quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao, huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu cần thiết về điện, nước, đường giao thông..., tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến đầu tư.

Đơn cử, huyện Nhơn Trạch có lợi thế phát triển nuôi thủy sản nước lợ với gần 1.800ha, trong đó có 333ha nuôi thâm canh. Địa phương rất quan tâm đầu tư hạ tầng; hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm thâm canh. Đến nay, toàn huyện có 171ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với mô hình nuôi ao đất truyền thống.

Hay TP. Long Khánh có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái vườn. Với mô hình này, thu nhập của các nhà vườn làm du lịch tăng lên gấp 2-3 lần so với làm nông nghiệp thuần túy. Hay các địa phương khác như Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Xuân Lộc…, du lịch nông nghiệp phát triển khá nhanh trong 2-3 năm trở lại đây. Khai thác những lợi thế từ kết quả xây dựng nông thôn mới, điều này đã tăng thêm giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, thu hút khách du lịch muốn tham quan, trải nghiệm và lưu trú. Bên cạnh đó, tạo được sinh kế, tăng thu nhập cho người dân nông thôn qua phát triển dịch vụ du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng cung cấp dịch vụ.

Trên đường phát triển

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.