ĐỒNG NAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

"Tam nông" có nhiều chuyển biến rõ rệt

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 19), tỉnh Đồng Nai đã nỗ lực khẳng định Nhân dân là chủ thể, đối tượng thụ hưởng, qua đó tạo được niềm tin sâu rộng trong Nhân dân và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Nhân dân là chủ thể, đối tượng thụ hưởng

Tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16.6.2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định về vai trò, vị trí, mối quan hệ gắn bó của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết số 19 đã mở ra con đường mới cho khu vực nông thôn, song song với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây là chương trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Điều này cũng đồng nghĩa, người dân nông thôn liên tục học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy sản xuất, chủ động nắm bắt thị trường và bắt nhịp xu thế phát triển của khu vực đô thị.

Năm 2023, GRDP ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Đồng Nai đạt gần 23,8 nghìn tỷ đồng. Ảnh: ITN
Năm 2023, GRDP ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Đồng Nai đạt gần 23,8 nghìn tỷ đồng. Ảnh: ITN

Tiếp thu các quan điểm từ Nghị quyết số 19 cũng như Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sau gần 3 năm triển khai thực hiện tại tỉnh, đến nay các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 19 và các văn bản triển khai của tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giải pháp, gắn với vận dụng hiệu quả lợi thế của từng địa phương, bảo đảm triển khai đồng bộ và có chiều sâu. Tỉnh Đồng Nai cũng đã định hướng nông dân nâng cao vai trò cũng như khả năng làm chủ tại khu vực nông thôn, đưa bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, văn minh.

Năm 2023 vừa qua, cùng với cả nước, ngành nông nghiệp Đồng Nai tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đạt nhiều kết quả tốt. Cụ thể, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt gần 48,9 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,6% so với năm 2022; vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hầu hết các địa phương đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về tăng trưởng, đặc biệt một số địa phương như: huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán, TP. Long Khánh có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn, tốc độ tăng trưởng cao hơn 4,5%, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt gần 23,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,45% so với năm 2022, cao hơn bình quân chung cả nước và đứng thứ 3 trong vùng Đông Nam bộ, đóng góp 9,64% giá trị trong tổng GRDP toàn tỉnh.

Trong xây dựng nông thôn mới, Đồng Nai là địa phương đứng thứ 2 cả nước. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 105/120 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 83% mục tiêu), 27/120 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 90% mục tiêu), 34 khu dân cư kiểu mẫu. Khu vực nông thôn toàn tỉnh tiếp tục có bước chuyển biến rõ nét, đời sống của người dân được tiếp tục nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của nhiều xã nông thôn mới nâng cao đạt trên 66 triệu đồng/người.

Tiếp tục dồn lực phát triển tam nông

Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng tới mục tiêu “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” tiếp tục nhấn mạnh nguồn lực của đất nước sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư cho tam nông. Trong đó, việc ưu tiên tăng đầu tư ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 cho nông nghiệp, nông thôn ít nhất gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2020 thể hiện sự quan tâm, cũng như sự quyết tâm đổi mới của Bộ Chính trị trong quá trình đổi mới nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Thực hiện Nghị quyết 19, tỉnh Đồng Nai huy động toàn bộ nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp ưu tiên phát triển nông nghiệp. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh dự kiến bố trí hơn 27.000 tỷ đồng từ ngân sách và huy động khoảng 117.000 tỷ đồng vốn từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chủ yếu là vốn đầu tư, đóng góp của doanh nghiệp, nông dân. Ấn tượng nhất là tỉnh thực hiện rất tốt việc huy động nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư xây dựng nông thôn mới cũng như phát triển sản xuất.

Theo UBND huyện Vĩnh Cửu, trong xây dựng nông thôn mới, địa phương đã huy động được hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó, khoảng 88% là từ nguồn vốn xã hội hóa. Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương đã phát huy được sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị. Trong đó, người dân thực sự tích cực, chủ động tham gia với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng.

Mặt khác, Nghị quyết số 19 đã nêu bật những thành tựu to lớn của toàn Đảng, toàn dân ta sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tại Đồng Nai, sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26, mặc dù là một tỉnh đông dân nhưng thu nhập của người dân nông thôn đạt mức cao so với mặt bằng chung của các tỉnh thành khác. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả vượt bậc, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, từng bước kéo giảm khoảng cách giữa phát triển vùng nông thôn với vùng đô thị.

Đời sống

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh
Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh

Gần đây báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh ở Quảng Nam mua búp bê Kumanthong về thờ cúng, mua bánh kẹo “cho ăn” để cầu may mắn và học giỏi. Đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ lụy xấu cho học sinh, gia đình và xã hội. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xung quanh vấn đề này.

Ngành dân số sắp có logo mới
Đời sống

Ngành dân số sắp có logo mới

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải cuộc thi và góp ý về việc sử dụng mẫu logo mới cho ngành dân số trong tình hình mới.

Năm 2024, các Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện 63.361 vụ việc
Đời sống

Lan toả chất lượng trợ giúp pháp lý

Theo Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp), công tác trợ giúp pháp lý tại Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, từ việc gia tăng số lượng vụ việc đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ cho người dân yếu thế. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và mở rộng quyền tiếp cận công lý cho người dân, cần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác trợ giúp pháp lý.

Quang cảnh Hội nghị
Đời sống

Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ

Tại TP. Cần Thơ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và triển khai nhiệm vụ chuyên môn năm 2025 đối với 12 cơ quan BHXH các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh chủ trì hội nghị.

Ly hôn - ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc gia đình và cộng đồng
Xã hội

Ly hôn - ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc gia đình và cộng đồng

Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, nơi gia đình vẫn giữ vai trò quan trọng, việc ly hôn không chỉ là một quyết định cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc gia đình và cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu tác động của ly hôn đến sự phát triển tâm lý của trẻ em là cực kỳ cần thiết để có thể tìm ra giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho những trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng này.

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư
Đời sống

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư

Theo Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Bên cạnh đó, di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Song, để bảo đảm phát triển bền vững, cần có những chính sách hỗ trợ người di cư, đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện sống, làm việc. 

Tổng tỷ suất sinh ước tính năm 2024 chỉ đạt 1,91 con/phụ nữ
Đời sống

Cần chính sách đồng bộ và hiệu quả

Tình hình mức sinh thấp tại nhiều địa phương hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để duy trì mức sinh thay thế, cần có những chính sách đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị "Tổng kết công tác dân số 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025" do Bộ Y tế tổ chức sáng 27.12.

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.