Cải cách giáo dục ở Nhật Bản

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học

Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ toàn diện, sáng tạo và hòa nhập toàn cầu, Nhật Bản chú trọng đưa ra nhiều biện pháp cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho toàn xã hội. Trong đó, tiếng Anh và lập trình sớm được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học.

Tiếng Anh - môn học bắt buộc từ tiểu học

Trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay, trình độ tiếng Anh đã trở thành công cụ giao tiếp quan trọng. Tuy nhiên, giáo dục tiếng Anh truyền thống thường chỉ bắt đầu bằng các chương trình học tiếng Anh chuyên sâu từ cấp trung học cơ sở, dẫn đến hạn chế về thời gian và gánh nặng học tập quá mức. Trung bình, học sinh học tiếng Anh trong 10 năm từ trung học cơ sở đến đại học. Các em học tiếng Anh tổng cộng khoảng 625 giờ trong 6 năm, với 265 giờ ở trung học cơ sở và khoảng 360 giờ ở trung học phổ thông. Mặc dù học tiếng Anh với khối lượng đáng kể như vậy, trình độ tiếng Anh trung bình của người Nhật Bản được đánh giá thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác. Nhật Bản chỉ xếp thứ 26 trong số 29 quốc gia châu Á về điểm TOEFL IBT trung bình.

Lập trình và tiếng Anh trở thành hai môn bắt buộc ở các trường tiểu học Nhật Bản. Nguồn: Nikkei Asia
Nguồn: Nikkei Asia

Do đó, bắt đầu từ năm 2020, đất nước mặt trời mọc tiến hành cải cách quan trọng trong giáo dục tiếng Anh ngay từ cấp tiểu học. Điều này bao gồm việc kết hợp 35 giờ “hoạt động ngoại ngữ” mỗi năm ở lớp 3 và 4, và 70 giờ mỗi năm ở lớp 5 và 6. Ngoài ra, tiếng Anh đã trở thành môn học ở lớp 5 và 6 trong danh mục “học ngoại ngữ”. Các nhà hoạch định kỳ vọng, học sinh Nhật Bản sẽ được học tiếng Anh ở giai đoạn sớm hơn, từ đó thúc đẩy phát triển các kỹ năng cơ bản. Ngoài ra, việc đưa tiếng Anh thành môn học ngoại ngữ cũng giúp nâng cao động lực học tập của học sinh.

Khi tiếng Anh phát triển thành môn học chuyên biệt, giáo viên tiểu học được yêu cầu nâng cao trình độ về tiếng Anh và thích nghi với môi trường giáo dục đang thay đổi. Ngoài ra, Nhật Bản còn chú trọng nghiên cứu, cải tiến liên tục nội dung và phương pháp luận trong giáo dục tiếng Anh để tạo môi trường học hiệu quả hơn.

Thay vì chú trọng nhiều vào kỹ năng đọc và viết như cách giáo dục truyền thống, các trường tiểu học đang tập trung khuyến khích học sinh giao tiếp tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ. Việc tạo ra môi trường giao tiếp sớm giúp học sinh tiểu học làm quen với việc nghe và nói tiếng Anh, từ đó trở nên tự tin và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trôi chảy.

Đầu tháng 5.2024, kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học (MEXT) cho thấy, trình độ tiếng Anh của học sinh đang được cải thiện ở cấp học cao hơn. Tỷ lệ học sinh cuối cấp ở trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt mức 3 và Pre-2 trong các bài kiểm tra trình độ Eiken đều tăng vượt mốc 50%. Chính phủ đang mong muốn tỷ lệ đó sẽ vượt qua 60% vào năm tài chính 2027. 

Kết quả kiểm tra được xếp theo 7 mức từ thấp đến cao của Eiken gồm 5, 4, 3, Pre-2, 2, Pre-1, 1. Mức từ 5 đến 3 tương đương với trình độ của học sinh cấp 2, còn mức Pre-2 đến 2 tương đương với trình độ của học sinh cấp 3, theo chuẩn do MEXT đưa ra.

Thiết lập chương trình giáo dục lập trình mới

Lập trình ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội ngày nay khi công nghệ thông tin tiếp tục phát triển. Thực tế, nó đang trở thành một trong những kỹ năng được chú trọng nhất trên toàn cầu. Theo báo cáo của Forbes và Yahoo, các công việc đòi hỏi kỹ năng lập trình như kỹ sư máy tính, nhà phát triển website/ ứng dụng... luôn nằm trong tốp những công việc thiếu hụt nhân sự, song đồng thời cũng đem lại thu nhập hấp dẫn nhất. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy các quốc gia tập trung khuyến khích giáo dục về lập trình rộng rãi tới mọi cấp học.

Tuy nhiên, giáo dục lập trình đã vắng bóng đáng kể trong chương trình giáo dục thông thường ở Nhật Bản, khiến giới chức nước này lo ngại về sự thiếu hụt các kỹ năng công nghệ thông tin của học sinh. Vì vậy, giáo dục lập trình đã trở thành bắt buộc ở các trường tiểu học kể từ năm 2020, khi Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách giáo dục lớn nhất kể từ thời hậu chiến. Mục đích của chương trình giáo dục không chỉ là học các kỹ thuật hoặc ngôn ngữ lập trình, mà còn tập trung vào việc phát triển tư duy logic lẫn kỹ năng giải quyết vấn đề. Hơn nữa, lập trình được tích hợp vào nhiều môn học khác nhau, thay vì được coi là một môn học độc lập, khuyến khích học sinh áp dụng tư duy lập trình vào nhiều lĩnh vực học tập. Chẳng hạn, giáo dục lập trình thường được đưa vào các môn học như "Nghiên cứu tích hợp" (Sogo Gakushu) hay "Công nghệ và kinh tế gia đình" (Kogyo Shido)…

Với sự ra đời của chương trình giáo dục lập trình mới, học sinh sẽ có cơ hội phát triển tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề ngay từ nhỏ. Các em cũng trở nên sáng tạo hơn khi tự tạo trò chơi, hoạt ảnh hay ứng dụng đơn giản của riêng mình. Thậm chí, học sinh còn được giới thiệu các khái niệm mã hóa cơ bản như chuỗi, vòng lặp và điều kiện… Nhờ được tiếp xúc từ sớm, trong tương lai, dự kiến sẽ có nhiều học sinh hơn quan tâm đến công nghệ thông tin, và khi trưởng thành có khả năng tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn đòi hỏi kỹ năng lập trình nâng cao... 

Quốc tế

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.