Quảng Ninh từng bước hiện thực hóa mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, chất lượng cao

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm dành nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học theo tiêu chí chất lượng cao được ngành giáo dục quan tâm, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai đồng bộ. Từ đó, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Niềm vui từ những ngôi trường mới

Nhất quán quan điểm “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, dành nguồn lực, kinh phí cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện để mọi học sinh, sinh viên, trẻ mầm non ở mọi vùng miền trong tỉnh, nhất là những khu vực miền núi, hải đảo được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, được học tập trong môi trường tốt nhất.

Giai đoạn 2021 - 2024, toàn tỉnh đã đầu tư cho giáo dục với tổng kinh phí hơn 1.433 tỷ đồng. Một số ngôi trường vừa mới được đầu tư đồng bộ, hiện đại, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm học mới là: Trường THPT Ngô Quyền (TP. Hạ Long), Trường THPT Trần Phú (TP. Móng Cái); Trường Tiểu học Đông Ngũ 1 (huyện Tiên Yên); Trường Tiểu học Hạ Long 1 (huyện Vân Đồn)...

Năm học 2024 - 2025 đã cận kề. Hiện, công tác chuẩn bị đang được ngành giáo dục và đào tạo tỉnh tích cực triển khai với nhiều giải pháp thiết thực. Toàn ngành đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường lớp được xây mới khang trang, hiện đại, điều kiện cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, đồng bộ đã tạo cơ sở để các nhà trường đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học.

Học sinh Trường THCS và THPT Hoành Mô (Bình Liêu) tham gia ngoại khóa trong khuôn viên sân trường khang trang, rộng rãi. Ảnh: Đoàn Trường
Học sinh Trường THCS và THPT Hoành Mô (Bình Liêu) tham gia ngoại khóa trong khuôn viên sân trường khang trang, rộng rãi. Ảnh: Đoàn Trường 

Hòa chung niềm vui từ những ngôi trường mới trên địa bàn tỉnh, năm học 2024 - 2025 này, thầy và trò Trường THPT Ngô Quyền (TP. Hạ Long) vui mừng khi được chuyển vào giảng dạy và học tập tại ngôi trường rộng rãi, khang trang theo tiêu chí trường chất lượng cao của tỉnh. Cô Đặng Thị Thu Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền chia sẻ, với trang thiết bị được trang sắm, nhà trường sẽ tổ chức quản lý, sử dụng khai thác phát huy tối đa cơ sở vật chất thiết bị dạy học chống lãng phí sau đầu tư. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ số trong dạy và học... Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018; quan tâm, đầu tư trong công tác bồi dưỡng học sinh trên cơ sở giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp.

Kéo gần khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền  

Không chỉ tại các địa bàn thành phố, việc đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo các công trình trường mới tại các địa phương vùng đồng bào DTTS, miền núi đã cho thấy rõ sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt của tỉnh cho sự nghiệp giáo dục. Qua đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Những năm gần đây, Trường THCS và THPT Hoành Mô (Bình Liêu) có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục. Từ một ngôi trường thiếu nhiều phòng học bộ môn, thiếu sân chơi, bãi tập cho học sinh, không gian lớp học chật chội, thiếu nhà công vụ cho giáo viên…, đến nay, với sự quan tâm của tỉnh và huyện, nhà trường đã có cơ sở vật chất mới to đẹp với đầy đủ hệ thống phòng học, phòng chức năng, khu bán trú cho học sinh rộng rãi, khang trang.

Cô giáo Bùi Thị Thảo, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường hiện có 21 phòng học bảo đảm cho 21 lớp học của 2 khối THCS và THPT học chương trình chính khóa trong buổi sáng và buổi chiều dành thời gian ôn luyện. Với khu bán trú 10 phòng ở được xây mới đáp ứng tốt điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh. Vì vậy, trong năm học này ngoài nhiệm vụ duy trì chất lượng giáo dục, chúng tôi tập trung thực hiện tốt chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với 2 khối lớp quan trọng là khối 9 và 12 để nâng cao chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 và chất lượng tốt nghiệp THPT.

Với mục tiêu hỗ trợ, đầu tư mỗi huyện một trường học công lập theo tiêu chí chất lượng cao ở mỗi cấp học giáo dục phổ thông; mỗi thành phố, thị xã một trường THPT công lập theo tiêu chí chất lượng cao không chỉ tạo nền tảng quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh mà còn để mỗi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả tăng trưởng bao trùm, kéo gần khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.