Châu Á nỗ lực vì sự minh bạch của sản phẩm xanh

Trong bối cảnh các tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) ngày càng trở thành thước đo quan trọng đối với doanh nghiệp, việc xây dựng hình ảnh "doanh nghiệp xanh" cũng ngày càng trở nên phổ biến ở châu Á. Vì vậy, các Chính phủ trên khắp châu lục đang đưa ra những chiến lược để chống lại nạn “tẩy xanh” ngày càng gia tăng, trong bối cảnh người tiêu dùng thường có xu hướng chi nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Năm 2023, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua luật mới đề xuất mức phạt tới 3 triệu won (khoảng 2.172 USD) đối với các doanh nghiệp bị Bộ Môi trường đánh giá là đã lừa dối người tiêu dùng về chứng chỉ xanh của họ. Luật này, có hiệu lực vào năm 2024, báo hiệu thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của đất nước kim chi đối với nạn “tẩy xanh”. Luật ra đời bắt nguồn từ một vụ kiện mang tính bước ngoặt vào năm 2021 của nhóm vận động Giải pháp cho khí hậu của chúng ta (SFOC), cáo buộc SK E&S “tẩy xanh” sau khi tập đoàn dầu mỏ lớn này quảng cáo rằng, họ sẽ sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) “không có CO2” .

Bài 3- Châu Á đang đối phó với việc tẩy xanh như thế nào?
Nguồn: ITN

Trước đây, Hàn Quốc phạt hành vi “tẩy xanh” theo Luật Phát triển và hỗ trợ công nghệ môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế không có khoản phạt nào được đưa ra theo luật này, mà chỉ có các thông báo hành chính, vốn không có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Theo các nhà quan sát, một trong những lý do khiến việc đưa ra hình phạt trở nên khó khăn là vì Chính phủ phải chứng minh doanh thu đến từ quảng cáo “tẩy xanh” là bao nhiêu, trong khi điều này rõ ràng là rất khó thực hiện.

Ngoài các luật nói trên, Cơ quan Giám sát tài chính (FSS) của Hàn Quốc cũng ban hành hướng dẫn nhằm tăng cường tính minh bạch về các phương pháp và thủ tục được các cơ quan xếp hạng tín dụng sử dụng để thực hiện đánh giá chứng nhận trái phiếu ESG. Những hướng dẫn trên, có hiệu lực từ ngày 1.2.2023, đánh dấu lần đầu tiên Hàn Quốc ban hành quy định thuộc loại này.

Trước đó, năm 2020, Hàn Quốc đưa ra các quy tắc báo cáo và công bố về ESG để hỗ trợ các quy định về chống “tẩy xanh”. Cụ thể là, các doanh nghiệp niêm yết phải tiết lộ thông tin ESG của mình, bao gồm các tác động đến môi trường, trách nhiệm xã hội và thông lệ quản trị. Họ phải tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo này hàng năm, nếu không sẽ phải chịu phạt theo quy định và thiệt hại về danh tiếng. Các quy tắc nhằm mục đích cải thiện khả năng tiếp cận của nhà đầu tư với dữ liệu minh bạch, đáng tin cậy về các nỗ lực phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bằng cách đó, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt về khoản đầu tư của mình, từ đó ngăn chặn các hoạt động “tẩy xanh”.

Singapore: chương trình "dán nhãn xanh"

Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương áp dụng hệ thống phân loại với việc đưa ra Chương trình Dán nhãn xanh (GLS) vào năm 1992. GLS giúp người tiêu dùng xác định các sản phẩm thân thiện với môi trường và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Gần đây hơn, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã đề xuất các kế hoạch phù hợp với tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB). Theo tiêu chuẩn, tất cả các tổ chức phát hành niêm yết, quỹ tín thác kinh doanh và quỹ tín thác đầu tư bất động sản sẽ bắt buộc phải cung cấp báo cáo liên quan đến tác động khí hậu bắt đầu từ năm 2025. Các công ty chưa niêm yết có doanh thu ít nhất 1 tỷ USD cũng sẽ phải tuân thủ nghĩa vụ báo cáo bắt đầu từ năm 2027. Singapore đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu quốc gia là trung tâm toàn cầu về các hoạt động kinh doanh bền vững như một phần trong Kế hoạch Xanh Singapore 2030.

Trên thực tế, cách tiếp cận của Singapore nhằm chống lại hoạt động "tẩy xanh" bao gồm khuôn khổ pháp lý nhiều mặt được thiết kế để thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và bảo vệ người tiêu dùng. Các thành phần cốt lõi của khung này ngoài GLS như đề cập ở trên, còn có Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Giao dịch công bằng) - CPFTA hay Cơ quan tiêu chuẩn quảng cáo (ASAS)…

Chẳng hạn, CPFTA nghiêm cấm các hành vi không công bằng, bao gồm các tuyên bố sai trái hoặc gây hiểu lầm về lợi ích môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong khi đó, ASAS đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động quảng cáo. Cơ quan này ban hành nhiều hướng dẫn cụ thể giải quyết các tuyên bố về môi trường, yêu cầu các doanh nghiệp chứng minh tuyên bố của mình bằng bằng chứng đáng tin cậy, bảo đảm phản ánh chính xác lợi ích môi trường của sản phẩm, ngăn chặn các công ty đưa ra những tuyên bố xanh chưa được xác minh.

Trung Quốc: chống “tẩy xanh” trong thị trường tài chính

Là một trong những thị trường tài chính xanh lớn nhất thế giới, các hành động của Trung Quốc nhằm hạn chế hoạt động “tẩy xanh” sẽ có tác động toàn cầu. Mặc dù đất nước gấu trúc đã thiết lập một thị trường trái phiếu xanh rộng lớn, nhưng nước này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về tính minh bạch, làm gây lên mối lo ngại về “tẩy xanh” trong các nhà đầu tư.

Vì thế, Ủy ban Điều tiết ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) đã ban hành hướng dẫn tài chính xanh. Những hướng dẫn yêu cầu các ngân hàng và công ty bảo hiểm phải thúc đẩy tài chính xanh ở cấp chiến lược; giảm dần cường độ carbon và hướng tới mục tiêu trung hòa carbon. Tháng 7.2022, Trung Quốc công bố Nguyên tắc trái phiếu xanh, phù hợp chặt chẽ với các tiêu chuẩn quốc tế. Những nguyên tắc này yêu cầu 100% số tiền thu được từ trái phiếu xanh sẽ được tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường.

Trung Quốc cũng nhấn mạnh vai trò của thị trường chứng khoán trong việc tài trợ cho đầu tư xanh. Những nỗ lực bao gồm hỗ trợ các công ty xanh đủ tiêu chuẩn trong việc huy động vốn thông qua IPO và phát hành thứ cấp. Ngoài ra, Trung Quốc còn thúc đẩy chỉ số trái phiếu xanh và công bố thông tin môi trường bắt buộc đối với các công ty niêm yết lẫn tổ chức phát hành trái phiếu… Tháng 8.2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải yêu cầu 100% số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu xanh phải được đầu tư vào các dự án xanh, tăng từ mức 70% trước đó. Ngoài ra, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cũng yêu cầu cả hai sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến sửa đổi các quy tắc để điều chỉnh việc phát hành trái phiếu phù hợp với nguyên tắc trái phiếu xanh…

Quốc tế

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.