HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH QUẢNG NINH TRONG ĐỢT 1, KỲ HỌP THỨ BẢY

Mang thực tiễn sinh động vào nghị trường

Bằng sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, trọng tâm, trọng điểm, trong đợt làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ Bảy, các vị ĐBQH Đoàn Quảng Ninh đã tích cực nghiên cứu, tham gia ý kiến vào các nội dung của kỳ họp. Với 8/8 đại biểu đăng ký, Đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận 22 lượt phát biểu, chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân; những kinh nghiệm từ thực tiễn trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển tại địa phương…

Kiến nghị các giải pháp thiết thực

Trong đợt làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ Bảy, phát huy tinh thần trách nhiệm, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, chuẩn bị nhiều ý kiến phát biểu tâm huyết, sôi nổi vào các nội dung quan trọng trình tại kỳ họp. Đại biểu Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế thực hiện sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì thẩm tra các nội dung: Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn…

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tham dự đầy đủ và đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị thiết thực tại các phiên thảo luận tại kỳ họp - ảnh: T. Nguyên
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tham gia ý kiến và nhiều kiến nghị thiết thực tại các phiên thảo luận tại kỳ họp. Ảnh: T. Nguyên

Tại tổ thảo luận, đại biểu Vũ Hồng Thanh cũng bày tỏ quan điểm, đề xuất nhiều nội dung quan trọng liên quan đến những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế; những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 và những nội dung còn ý kiến khác nhau của các dự án luật...

Tham gia nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ hoàn thiện về hệ thống chính sách, pháp luật để thực hiện triệt để các giải pháp phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế khu vực, quốc tế có nhiều biến động. Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về thực tế triển khai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc hiện nay còn thiếu đồng bộ, thống nhất; đặc biệt có những nội dung trùng lặp khi sự kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia khác… làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư nguồn lực. Do đó, cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả các chương trình; qua đó, rút kinh nghiệm và đưa ra những hướng chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả trong các giai đoạn tiếp theo của chương trình...

Gắn liền với sự vận động không ngừng của đời sống

Đáng chú ý, nhiều vấn đề thực tiễn được đúc kết, ghi nhận tại Quảng Ninh cũng đã được các vị ĐBQH tỉnh chuyển tải đến kỳ họp. Đơn cử như, trong phiên thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại biểu Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã báo động những nguy cơ của vấn đề xâm nhập mặn hiện nay. Qua đó, mong muốn, Chính phủ xây dựng một cơ chế đặc thù, chương trình mục tiêu quốc gia riêng về xâm nhập mặn. Trong đó, việc xây dựng, đắp đê điều có thể tận dụng những nguồn đất đá thải mà tại Quảng Ninh, đây là nguồn vật liệu cung cấp hiệu quả cho các công trình tôn tạo, đắp đê điều, kè chống xâm nhập mặn…

Đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, đại biểu Đặng Xuân Phương đề nghị, cần có sự tính toán thật kỹ lưỡng để phát huy hiệu quả sử dụng hạ tầng thiết chế văn hóa. Đơn cử, như đầu tư đối với trường quay trong lĩnh vực điện ảnh cần xem xét, tính toán các yếu tố về quỹ đất, công nghệ, giá trị gia tăng… Về một số chỉ tiêu về phát triển công nghiệp văn hóa, đại biểu cho rằng, mức kinh phí đặt ra vẫn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, đi kèm đó cũng cần quan tâm hơn đến các thiết chế hạ tầng cần hoàn thiện. Do đó, nguồn lực đầu tư về lĩnh vực này cần có trọng tâm, trọng điểm có chiều sâu và đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài…

Qua đợt làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ Bảy, các vị ĐBQH Đoàn Quảng Ninh đã thể hiện rất rõ nét sự đoàn kết, trí tuệ và tinh thần trách nhiệm của những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân. Kinh nghiệm, thực tiễn và những nội dung được ghi nhận trong quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ họp chính là nguồn tư liệu quan trọng để ĐBQH có những ý kiến tham gia xác đáng, đóng góp chất lượng vào nội dung, chương trình nghị sự, gắn liền với sự vận động không ngừng của đời sống.

Quốc hội và Cử tri

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.