Đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông

Ngày 9.12, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân Tối cao phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và một số cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình Tìm hiểu pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ bộ tài liệu “Mô hình phiên tòa giả định".

Đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông -0
Các đại biểu tham dự chương trình

Tham dự Chương trình có: Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Biên Thùy; Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hồng Nam; Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các đơn vị thuộc Tòa án Nhân dân tối cao và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ban An toàn giao thông TP. Hà Nội và một số tỉnh, thành phố; học sinh, sinh viên, người lao động đang học tập, làm việc trên địa bàn Thủ đô...

Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -0
Toàn cảnh chương trình

Phát biểu khai mạc, Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Biên Thùy cho biết: Những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và thường xuyên có sự chỉ đạo các cấp, ban, ngành thực hiện. Trong đó, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông qua hoạt động xét xử có ý nghĩa thiết thực và dễ dàng đi vào cuộc sống. Nhiều địa phương đã lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa giả định, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -0
Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Biên Thùy phát biểu khai mạc

Tuy nhiên, để tổ chức được một phiên tòa giả định đòi hỏi phải có sự liên kết, phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị, thực hiện nhiều công việc khác nhau, quá trình chuẩn bị mất nhiều thời gian, công sức và kinh phí nhưng sản phẩm sau khi hoàn thành thường sử dụng chỉ một vài lần, làm cho quá trình tổ chức phiên tòa giả định ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, cơ quan, đơn vị vận dụng thuần thục, sáng tạo mô hình phiên tòa giả định vào phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong cộng đồng, Báo Công lý - Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo công tác Thông tin tuyên truyền Tòa án Nhân dân và các đơn vị chức năng của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phối hợp sản xuất thành công các bộ tài liệu “Mô hình phiên tòa giả định” và tổ chức thực hiện chương trình này.

Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -0
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng phát biểu tại chương trình

Đánh giá về Bộ tài liệu “Mô hình phiên tòa giả định", Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, Bộ tài liệu là sự kết hợp hài hòa giữa các thủ pháp nghệ thuật hình ảnh truyền hình và tương tác thực tế. Khi đưa Bộ tài liệu này vào ứng dụng, các đơn vị sẽ thực hiện Chương trình “Phiên tòa giả định” một cách đơn giản và hiệu quả, tiết kiệm được nhiều kinh phí, công sức, không gian thời gian, có thể tổ chức online hoặc offline.

Ông Khuất Việt Hùng khẳng định, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử sẽ góp phần hoàn thiện việc đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho các cơ quan, đơn vị, các địa phương khi thực hiện công tác này.

Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -0
Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hồng Nam và Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng trao quà cho người chơi có câu trả lời xuất sắc nhất trong chương trình 

Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng nhấn mạnh, Chương trình tìm hiểu pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ bộ tài liệu “Mô hình phiên tòa giả định” là minh chứng rõ nét cho việc chủ động vào cuộc của Tòa án Nhân dân tối cao, nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25.5.2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19.4.2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới và Chương trình phối hợp số 204/CTPH-TANDTC-UBATGTQG ngày 5.7.2023 giữa Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đặc biệt là Chương trình sự kiện đã bám sát chủ đề Năm An toàn giao thông 2023 “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn”.

Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -0Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -1 Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -2 Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -3 Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -4 Đổi mới, đa da hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông -5
Một số hình ảnh tại chương trình

Tại chương trình, học sinh, sinh viên, người lao động được tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông từ “Mô hình phiên tòa giả định”. Sau khi trình chiếu clip mô phỏng tình huống giao thông, clip phiên tòa giả định, ban tổ chức đã tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên, người lao động thông qua các câu hỏi tương tác trực tiếp. Cùng với đó, giải đáp thắc mắc về các nội dung liên quan đến pháp luật về an toàn giao thông. 

An toàn giao thông

Hà Nội: Bảo đảm an toàn cho học sinh đến trường
An toàn giao thông

Hà Nội: Bảo đảm an toàn cho học sinh đến trường

Sáng nay, 5.9, hơn 2,2 triệu học sinh các cấp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội tham dự lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024. Dự báo mật độ người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao nên Công an TP. Hà Nội và lực lượng chức năng các địa phương đã chủ động lên kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân được an toàn, thông suốt...

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Ban quản lý dự án 2 làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong công tác chậm triển khai, thực hiện dự án
Tin tức sự kiện

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Ban quản lý dự án 2 làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong công tác chậm triển khai, thực hiện dự án

Ngày 24.5, theo chương trình kỳ họp, các đại biểu Quốc hội nghe các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)…

Cảnh sát giao thông hỗ trợ kiểm định hơn 100.000 phương tiện sau 2 đợt tăng cường
Giao thông

Cảnh sát giao thông hỗ trợ kiểm định hơn 100.000 phương tiện sau 2 đợt tăng cường

Ngày 12.5, Cục Cảnh sát giao thông đã gặp mặt cán bộ kiểm định viên lực lượng CSGT tăng cường đợt 2 tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới của ngành giao thông tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Kết quả sau 2 đợt tăng cường trong khoảng 2 tháng lực lượng CSGT đã kiểm định cho 107.198 phương tiện.

Vi phạm nồng độ cồn, thuyền trưởng trên sông Lô bị xử phạt
Giao thông

Vi phạm nồng độ cồn, thuyền trưởng trên sông Lô bị xử phạt

Tổ công tác của Đội CSGT đường thủy, Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ làm nhiệm vụ tuần tra trên tuyến sông Lô đoạn qua thành phố Việt Trì, kiểm tra tàu có trọng tải toàn phần hơn 700 tấn do ông N.H.L. (sinh năm 1985, ở Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ) cầm lái, đồng thời là thuyền trưởng của con tàu này vi phạm nồng độ cồn.

Xử lý 13 lái tàu và thuyền viên trên tàu, thuyền vi phạm nồng độ cồn
Giao thông

Xử lý 13 lái tàu và thuyền viên trên tàu, thuyền vi phạm nồng độ cồn

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), từ ngày 1.3 - 11.4, lực lượng Cảnh sát đường thủy toàn quốc đã phát hiện, xử lý 13 trường hợp người điều khiển và thuyền viên trên tàu, thuyền vi phạm nồng độ cồn.Trong đó, đối với tàu chở hàng, lực lượng chức năng xử lý 9 trường hợp, với tàu chở khách là 4 trường hợp.