Theo đó, doanh thu hợp nhất của FPT Retail đạt 8.236 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Trừ đi giá vốn, Công ty lãi gộp 1.371 tỷ. Tuy nhiên, Chi phí bán hàng tăng mạnh lên trên 1.029 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến công ty lỗ ròng 21 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi ròng gần 85 tỷ.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần FRT đạt 23.160 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sau khi trừ đi các chi phí, 9 tháng đầu năm, FPT Retail lỗ sau thuế 226 tỷ đồng và là quý thứ ba liên tiếp trong năm nay ghi nhận thua lỗ.
Năm 2023, công ty lên kế hoạch doanh thu thuần 34.000 tỷ đồng, tăng gần 13% so với năm ngoái và cao nhất từ khi niêm yết trên sàn. Lợi nhuận trước thuế giảm 51%, xuống 240 tỷ đồng. Như vậy sau ba quý, công ty đã thực hiện được 68% mục tiêu doanh thu năm, còn mục tiêu lợi nhuận đang rất xa vời.
Về tình hình tài chính, hết quý 3.2023, tổng tài sản của FPT Retail đạt 11.720 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó hàng tồn kho đạt 7.290 tỷ đồng, tăng 12%.
Khoản tiền, tiền gửi ngân hàng trên 1.578 tỷ, giảm 15% sau 9 tháng. Trong khi đó, vay nợ tài chính tăng so với hồi đầu năm lên mức 5.646 tỷ, hoàn toàn là vay ngắn hạn. 9 tháng đầu năm, công ty nhận về 34 tỷ đồng lãi tiền gửi và tiền cho vay nhưng chi phí lãi vay hơn 221 tỷ.
Mặc dù liên tiếp báo lỗ trong ba quý gần đây nhưng Chủ chuỗi FPT shop và FPT Long Châu tiế tục đầu tư Trung tâm tiêm chủng Long Châu với 4 cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội. Giới đầu tư cho rằng,việc lấn sân và tìm kiếm lợi nhuận ở mảng tiêm chủng sẽ không dễ dàng với FPT Retail khi phải vượt qua cái bóng quá lớn của hệ thống tiêm chủng VNVC đã gần như định hình thành tiêm chủng mang tính “quốc dân”