80 năm cuộc vượt ngục lịch sử

Cuộc vượt ngục lịch sử tháng 3.1945 tại Nhà tù Hỏa Lò đã giúp hơn 100 tù chính trị thắng lợi trở về với phong trào cách mạng và trở thành lãnh đạo cốt cán cho Tổng khởi nghĩa 19.8.1945 ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 80 năm sau, thế hệ trẻ lại được nghe kể về những ngày tháng đầy cam go, khốc liệt nhưng cũng vô cùng huy hoàng ấy.

Tìm mọi cách trở về với cách mạng

Ông Trần Kháng Chiến, con trai Thiếu tướng Trần Tử Bình, người tổ chức cuộc đại vượt ngục tháng 3.1945, cho biết, ông và gia đình được nghe và tiếp cận nhiều tài liệu về cuộc vượt ngục tại nhà tù Hỏa Lò năm đó, cảm thấy tự hào trước ý chí, tinh thần và hành động của các chiến sĩ cách mạng. Ông kể: “Cha tôi được tập thể tù chính trị bầu làm Trưởng Ban sinh hoạt, chăm lo đời sống cho anh em, giao dịch với giám thị nhằm bảo đảm chế độ cho tù nhân. Trước khi bị bắt, ông tuyên truyền về việc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, chờ cơ hội đưa quần chúng nhân dân ra chiến đấu. Do đó, khi bị bắt giam về Hỏa Lò, ông phổ biến lại cho anh em, tạo điều kiện để anh em học tập nâng cao trình độ lý luận, khả năng diễn thuyết, công tác giữ bí mật, lý luận quân sự, thảo luận về tình hình quốc tế. Thời điểm đầu tháng 3.1945, vấn đề vượt ngục, trở về với cách mạng vốn đã nung nấu càng trở nên cấp bách".

hh.jpg
Cảnh tái hiện cuộc vượt ngục lịch sử 80 năm trước tại nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: HS

Tối ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Việt Nam và Đông Dương. Ngay tối hôm đó, anh em tù chính trị đã thống nhất: kiên quyết giữ vững lập trường, khí tiết của người cộng sản, không để Nhật lợi dụng. Triệt để tranh thủ tình hình rối ren, khi phát xít Nhật chưa vững chân phải khẩn trương tạo cơ hội vượt ngục. Ngày 10.3, lợi dụng những xáo trộn trong nhà tù, đồng chí Trần Tử Bình thống nhất: “Ai có điều kiện trốn vào lúc nào thì chủ động trốn, các đồng chí bị án nặng được ưu tiên đi trước. Quỹ tài chính do anh em đóng góp được chia cho mọi người”.

Trong Ban sinh hoạt, đồng chí Lê Trọng Nghĩa phụ trách “đối ngoại” nên có điều kiện đi lại tự do giữa các khám. Trước sự lộn xộn về quản lý, đồng chí Trần Đăng Ninh bị biệt giam ở xà lim tử tù trà trộn sang khu thường phạm. Sáng 10.3, nhiều thường phạm đột nhập vào nhà kho lấy đi một số đồ dùng như quần áo, chăn chiên, thang, xà beng, cuốc chim…

Theo lời kể của ông Trần Tuấn Quảng, con trai đồng chí Trần Đăng Ninh, "sang ngày 11.3, không khí trong tù sôi sùng sục. Toán thường phạm dùng xà beng đục tường, phá nền xi măng, đào hầm chui ra nhưng không thành. Tuy nhiên, đêm đến, nhóm tù chính trị Trần Đăng Ninh, Vũ Kỳ, Lê Trọng Nghĩa, Vũ Tuân, Lê Tất Đắc, Nguyễn Văn Kha, Châu Ký, Nguyễn Chương, Hoàng Minh Chính… lên kế hoạch vượt ngục qua tường rào bằng chăn chiên xé ra, bện thành dây. Tù nhân leo lên mái nhà rồi bắc thang qua bờ tường, đu theo dây xuống. Cứ lần lượt, một tù chính trị thì đến một thường phạm. Song cánh thường phạm trong lúc tranh nhau thoát ra ngoài không giữ được trật tự, đã bị kẻ thù phát hiện, nổ súng. Đợt vượt ngục đầu tiên tuy chưa giải thoát được nhiều người nhưng có tác dụng động viên anh em tiếp tục vượt ngục".

Chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám

Ngày 12.3.1945, nhóm tù chính trị tiếp tục bàn các phương án vượt ngục theo đường cống ngầm. Nhận chỉ thị của đồng chí Trần Tử Bình, nhóm 3 đồng chí Phan Vân, Nguyễn Huy Hòa, Trần Văn Cử đã quyết tìm ra con đường đặc biệt từ nhà tù Hỏa Lò ra đường cái. Ông Trần Việt Anh, con trai đồng chí Trần Văn Cử, kể lại, cha ông nhỏ người nên nhận nhiệm vụ xung phong chui cống. Sau chừng một tiếng đồng hồ bò, trườn trong lòng cống, ông đã tới được hố ga, thấy được ánh sáng của cửa cống, nhận diện được chân người, bánh xe đạp lăn qua và tiếng động của đường phố. Thử đội đầu lên thì thấy nắp cống chuyển dịch, ông khẳng định đó là đường cống từ nhà tù Hỏa Lò dẫn ra đường cái, quay trở lại báo cáo với đồng chí Trần Tử Bình: Đã tìm ra lối đi tại Trại J!

Sáng 11.3, Ban Quản lý di tích nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhằm ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc. Chương trình có sự tham gia của thân nhân các cựu tù chính trị từng tham gia cuộc đại vượt ngục cách đây 80 năm: Trần Đăng Ninh, Lê Tất Đắc, Trần Tử Bình, Trương Thị Mỹ…

Ngay sau đó, nhóm lãnh đạo tù chính trị lập kế hoạch vượt ngục, chia thành từng nhóm nhỏ, lần lượt theo đường cống ngầm ra ngoài. Đêm 12.3.1945, 29 đồng chí đi trước tập trung ở Trại J vượt cống ngầm. Khi bật nắp cống chui lên, nhóm tù thấy phía bên kia là vườn hoa, sau lưng là bức tường cao 5m cắm đầy mảnh chai, căng dây thép gai dọc theo đường Rue Richaud (nay là phố Quán Sứ) cùng hai tháp canh ở hai góc nhà tù có lính Nhật đứng gác.

Trong đêm hôm đó, nhóm đầu tiên đã thoát về đến làng Vạn Phúc, Hà Đông, nơi cơ quan Thường vụ Xứ ủy đóng. Cuộc đại vượt ngục theo đường cống ngầm trong các đêm từ 12 - 20.3.1945 gồm hơn 100 người, khẩn trương lao vào chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Sau vượt ngục, đồng chí Trần Tử Bình trở thành Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, trực tiếp tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19.8.1945 và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Những năm sau đó, đồng chí Lê Trọng Nghĩa là Cục trưởng Cục Quân báo; đồng chí Trần Văn Cử là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ bà mẹ, trẻ em; đồng chí Nguyễn Huy Hòa là Hiệu phó Trường Tuyên huấn Trung ương…

Trưởng Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Hỏa Lò Nguyễn Tiến Hà chia sẻ: “Nhà tù Hỏa Lò cũng là một mặt trận chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng. Qua các thời kỳ, các cựu tù không ngừng chiến đấu cả về ý chí, tinh thần và hành động. Cuộc vượt ngục 80 năm trước thành công một cách thần kỳ nhờ ba cái của anh em tù chính trị: lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo và cả máu mạo hiểm”.

Văn hóa

Người trẻ giữ văn hóa trong thời đại số
Văn hóa - Thể thao

Người trẻ giữ văn hóa trong thời đại số

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ những sáng kiến trong lĩnh vực văn hóa. Bởi thực tế thời gian qua, nhiều người trẻ đã tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trên hành trình bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

Tác giả Hoàng Hữu Thắng chia sẻ về cuốn sách. Ảnh:ITN
Văn hóa

Tái bản sách “Hành trình biến những điều không thể thành có thể”

Không có tài nguyên, hãy tận dụng trí tuệ. Không có chỗ dựa, hãy tự mình tạo nền móng. Không có cơ hội, hãy kiên trì mở lối. Đây chính là tinh thần làm việc quyết liệt được tác giả Hoàng Hữu Thắng - CEO Intech Group - chia sẻ trong cuốn sách của mình với quá trình xây dựng Intech Group từ một doanh nghiệp non trẻ trở thành tập đoàn lớn mạnh.

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình
Văn hóa

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình

Dành cả cuộc đời ghi lại những khoảnh khắc chân thực của đời sống chiến đấu, vẻ đẹp Việt Nam, họa sĩ Lê Lam - một trong những tên tuổi của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam - đã để lại di sản không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn khắc họa sâu sắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba
Văn hóa

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành, Hội Nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Kim Đồng vừa có cuộc trao đổi nhằm đưa ra các sáng kiến trong lĩnh vực hợp tác xuất bản, thúc đẩy tình đoàn kết, hòa bình, hội nhập, quan hệ tốt đẹp và các giá trị văn hóa chân chính của cả hai quốc gia.

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3
Văn hóa - Thể thao

Nguyễn Đình Khánh - người đặt nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3 tôn vinh công lao to lớn, toàn diện của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) đối với nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là một thợ ảnh tài hoa, doanh nhân thành đạt, người có tấm lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần dân tộc cao cả.

Ký ức sân ga và những chuyến tàu
Văn hóa

Ký ức sân ga và những chuyến tàu

Chương trình Thời gian ơi! Kể chuyện (21h30 ngày 16.3 trên kênh VTV3) với chủ đề "Sân ga và những chuyến tàu" sẽ mang đến cho khán giả một hành trình đầy cảm xúc qua ký ức.

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư
Văn hóa - Thể thao

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư

Từ thiết chế nhà văn hóa tại tổ, bản, xã, thị trấn, một số địa phương đã xây dựng thành không gian học tập, sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi. Các mô hình này đã bước đầu góp phần hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư.