Bài 3:

7 vấn đề và 6 giải pháp để khoa học công nghệ tạo ra tiền

Yêu cầu Khoa học công nghệ (KHCN) ra tiền là một yêu cầu rất hợp lý, hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật, đặc biệt là luật về phòng chống tham nhũng và lãng phí. Chỉ khi KHCN có thể ra tiền, dù tiền trực tiếp hay tiền gián tiếp, việc đầu tư cho KHCN mới không bị lãng phí. Khi đó, nội lực và đẳng cấp của đất nước mới thực sự vững mạnh.

Để KHCN ra tiền thì phải thực hiện chuyển giao công nghệ các sản phẩm KHCN. Việc này đã có quy định của pháp luật bằng Luật Chuyển giao công nghệ1. Ngoài ra, cở sở lý luận và giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ cũng đã được bàn khá nhiều2-5.

Do đó, có lẽ không nhất thiết phải bàn nhiều về các giải pháp chuyển giao công nghệ hay làm thế nào để KHCN ra tiền nữa, ít nhất là cho đến thời điểm này. Vấn đề là phải tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả. Bài viết này tiếp cận theo hướng giải pháp thực hiện để KHCN ra tiền theo hướng phân loại tiền từ KHCN.

7 vấn đề và 6 giải pháp để khoa học công nghệ tạo ra tiền ảnh 1

Đối với tiền trực tiếp: 4 vấn đề cần quan tâm

Như đã phân tích ở Bài 1: "Làm thế nào để khoa học và công nghệ ra tiền?" và Bài 2: "Ba loại sản phẩm khoa học công nghệ tạo ra tiền", tiền trực tiếp chủ yếu là giá trị mang lại từ việc thương mại hóa các sản phẩm công nghệ mới. Quá trình này được thực hiện thông qua các hợp đồng chuyển giao với giá trị tiền cụ thể giữa bên chuyển giao sản phẩm công nghệ mới và bên nhận chuyển giao. Có 04 vấn đề cần quan tâm như sau:

Thứ nhất là việc lựa chọn hướng nghiên cứu. Một khi đã xác định NCKH phải cho ra sản công nghệ mới phục vụ cho chuyển giao thì cơ sở nghiên cứu phải lựa chọn hướng nghiên cứu cho phù hợp để đầu tư. Sản phẩm công nghệ mới được tạo ra phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường và có tính thời sự; không nên đầu tư vào những hướng nghiên cứu mà sản phẩm công nghệ mới được tạo ra lạc hậu và lại chỉ để vào ngăn kéo.

Thứ hai là việc thẩm định dự án nghiên cứu để đầu tư. Việc thẩm định các dự án, hồ sơ thuyết minh đề tài nghiên cứu là bước then chốt để cơ sở nghiên cứu có thể chọn hướng nghiên cứu phù hợp để đầu tư. Quá trình này nên có sự tham gia của doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu có thể có những thỏa thuận chuyển giao công nghệ ngay từ giai đoạn này.

Thứ ba là quản lý và kiểm soát. Để KHCN ra tiền trực tiếp từ các sản phẩm công nghệ mới một cách thuận lợi thì cần tổ chức thực hiện nghiên cứu, quản lý và kiểm soát quy trình nghiên cứu sao cho sản phẩm công nghệ mới thu được đúng như thỏa thuận ngay từ đầu giữa các bên tham gia. Điều này có thể giúp tránh được vấn nạn “đầu voi, đuôi chuột”, thường xuyên xảy ra trong quản trị nghiên cứu khoa học.

Thứ tư là nên phát huy cơ chế đặt hàng. Việc nghiên cứu theo đặt hàng của các đơn vị nhận chuyển giao là một trong những cách tiếp cận rất hiệu quả và an toàn cho các cơ sở nghiên cứu. Ví dụ, mô hình hợp tác giữa đại học và viện nghiên cứu với doanh nghiệp, với các địa phương đã và đang mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc đưa các sản phẩm công nghệ mới từ các đại học và viện nghiên cứu được chuyển giao ra thực tiễn.

Đối với tiền gián tiếp từ sản phẩm trí thức mới: 3 vấn đề cần xem xét

Các cơ sở đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học theo luật định cung ứng sản phẩm chính là con người được đào tạo. Những sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao vào người học và sản phẩm người học được đào tạo chính là những sản phẩm tri thức mới. Quá trình chuyển giao này có thể được thực hiện dưới các hình thức như bài giảng, giáo trình, tài liệu hướng dẫn, khóa luận, luận văn, luận án, …

Sản phẩm tri thức mới mang lại tiền gián tiếp và có thể có giá trị rất lớn. Ví dụ, một thực tế là nguồn thu của các đại học chủ yếu đến từ học phí của sinh viên và sản phẩm chính của đại học là sản phẩm tri thức mới thông qua người học.

Có 03 vấn đề cần xem xét để có thể khai thác tối đa giá trị mang lại từ sản phẩm tri thức mới như sau:

Thứ nhất là việc lựa chọn hướng nghiên cứu. Để có thể khai thác hiệu quả tiền gián tiếp từ sản phẩm tri thức mới, cần ưu tiên đầu tư những hướng nghiên cứu gắn liền với hoạt động đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Những hướng nghiên cứu phục vụ cho những ngành đào tạo trong kế hoạch cũng cần được xem xét đầu tư trước để tạo sự chuẩn bị kịp thời cho quá trình chuyển giao các sản phẩm tri thức mới.

Thứ hai là cơ chế và chính sách. Hệ thống chính sách và quy định để hướng dẫn và kiểm soát quá trình chuyển giao tri thức mới đóng vai trò rất quan trọng. Nếu quá trình này được thực hiện một cách chuẩn mực thì chất lượng đào tạo chắc chắn sẽ được nâng cao. Và không phải các bên liên quan quá trình này, như người dạy và người học, có thể sẵn sàng tham gia, vì việc nâng chất lượng luôn luôn là một thách thức.

Thứ ba là tính đồng bộ. Nghiên cứu và chuyển giao tri thức đôi khi có những khoảng cách nhất định. Các đại học có thể có nhiều sản phẩm nghiên cứu, nhưng những sản phẩm này ít khi được chuyển giao vào hoạt động đào tạo để tạo ra những sản phẩm tri thức mới. Đây là tình trạng nghiên cứu đi trước đào tạo hoặc nghiên cứu không liên quan đến đào tạo.

Do đó, chính sách quản trị nghiên cứu cần kiểm soát tốt vấn đề này sao cho hiệu quả chuyển giao của các sản phẩm nghiên cứu được tối ưu nhất, trách lãng phí nguồn lực đầu tư.

 7 vấn đề và 6 giải pháp để khoa học công nghệ tạo ra tiền -0
Cần đầu tư cho những hướng nghiên cứu mà sản phẩm tạo ra có thể phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng

Đối với tiền gián tiếp từ sản phẩm danh tiếng mới: 6 giải pháp

Trong NCKH, việc thu được sản phẩm nghiên cứu đúng với mục tiêu đặt ra thì đã khó; và việc thu được những sản phẩm có thể mang lại danh tiếng thì càng khó hơn. Thực tế cho thấy, trong vô số những sản phẩm nghiên cứu thì có rất ít hoặc rất hiếm sản phẩm có thể tạo ra danh tiếng thực sự. Để KHCN có thể tạo ra sản phẩm danh tiếng mới, có thể xem xét 06 giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cần đầu tư cho những hướng nghiên cứu mà sản phẩm tạo ra có thể phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng, những vấn đề mang tính thời sự thư hút nhiều sự quan tâm. Một khi có được những sản phẩm khoa học như thế, cả nhà khoa học và cơ sở nghiên cứu đã được cộng đồng ghi nhận. Điều này mang lại uy tín và đẳng cấp rất lớn cho các bên liên quan, nghĩa là sản phẩm danh tiếng mới được tạo ra. Các bên liên quan chắc chắn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ sản phẩm danh tiếng này, được xem là tiền gián tiếp, như cơ hội phát triển, cơ hội hợp tác, cơ hội đầu tư, …

Thứ hai, công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học uy tín như tạp chí khoa học lừng danh, tạp chí khoa học có uy tín cao, trình bày kết quả nghiên cứu tại các hội thảo/hội nghị khoa học quan trọng. Những thành tựu nghiên cứu như thế tạo ra sản phẩm danh tiếng mới và đương nhiên mang lại rất nhiều lợi ích và giá trị cho các bên liên quan, nghĩa là tiền gián tiếp.

 Thứ ba, đầu tư nghiên cứu để giải quyết những vấn đề mở hoặc đang là những thách thức cả cộng đồng khoa học trên thế giới. Cách làm này có thể làm nên tên tuổi của nhà khoa học và tổ chức của họ trên phạm vi toàn cầu. Thành tựu thu được từ cách làm này rất dễ đưa các bên liên quan lên đỉnh cao trong khoa học. Khi đó, giá trị và lợi ích mang lại từ loại sản phẩm danh tiếng này sẽ rất đáng kể.

Thứ tư, hướng tới các giải thưởng khoa học uy tín. Thực tế cho thấy chỉ những kết quả nghiên cứu xuất sắc nhất và tiêu biểu nhất mới có cơ hội được trao các giải thưởng khoa học uy tín. Một cá nhân, một tổ chức và cả một đất nước được vinh dự này thì danh tiếng mang lại có thể tạo ra rất nhiều giá trị và lợi ích, chẳng những cho hiện tại và kéo dài đến nhiều thế hệ sau này.

Thứ năm, tăng cường sự nhận biết các sản phẩm nghiên cứu mới trên phạm vi toàn cầu thông qua trích dẫn khoa học. Thành tựu này cũng tạo ra rất nhiều danh tiếng cho các bên liên quan và có rất nhiều lợi ích mang lại.

Thứ sáu, tăng cường việc quản trị tài sản vô hình từ các sản phẩm nghiên cứu. Ngoài giá trị mang lại của các sản phẩm nghiên cứu mà có thể nhận biết một cách hữu hình như sản phẩm công nghệ mới hay sản phẩm tri thức mới, giá trị vô hình hay tài sản sở hữu trí tuệ của các sản phẩm nghiên cứu nếu được phát hiện và khai thác một cách hợp lý thì có thể tạo ra sản phẩm danh tiếng mới và mang lại rất nhiều giá trị.

Làm thế nào để đầu tư cho Khoa học công nghệ không bị lãng phí

Yêu cầu KHCN ra tiền là một yêu cầu rất hợp lý, hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật, đặc biệt là luật về phòng chống tham nhũng và lãng phí. Chỉ khi KHCN có thể ra tiền, dù tiền trực tiếp hay tiền gián tiếp, việc đầu tư cho KHCN mới không bị lãng phí. Khi đó, nội lực và đẳng cấp của đất nước mới thực sự vững mạnh.

Từ đó, việc phát triển kinh tế tri thức mới khả thi, và do đó công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa mới có thể thực hiện được. Để phát huy toàn diện chức năng và nhiệm vụ, tham gia vào công cuộc phát triển sự nghiệp KHCN của quốc gia, một số giải pháp đề xuất dành cho các trường đại học, các viện nghiên cứu và các tổ chức KHCN có thể xem xét những giải pháp thiết thực như sau:

Thứ nhất là về chủ trương và chính sách.Các cơ sở nghiên cứu căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các thông lệ quốc tế trong phát triển đại học để nghiên cứu, xác định chủ trương và từ đó có thể ban hành các chiến lược, các quy định về quản trị hoạt động KHCN nội bộ theo hướng:

- Phải dám nhìn thẳng vào sự thật, điểm mạnh, điểm yếu, điểm ưu tiên để từ đó có chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong phát triển của cơ sở nghiên cứu, đặc biệt là đối với các đại học; tránh tư tuy nhiệm kỳ, tránh nguy cơ mỗi nhiệm kỳ mỗi chiến lược khác nhau.

- Bất kỳ đầu tư nào cho các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu thì đều phải xác định kết quả đầu ra có thể được chuyển giao công nghệ dưới dạng một trong ba loại sản phẩm như đã nêu gồm sản phẩm công nghệ mới, sản phẩm tri thức mới hoặc sản phẩm danh tiếng mới.

- Không đầu tư cho những nghiên cứu mà không có sản phẩm khoa học được chuyển giao công nghệ.

- Quản trị nghiên cứu theo hướng chuyển giao công nghệ, không chỉ lý thuyết suông hay nửa vời.

Thứ hai là về triển khai và thực thi. Việc các cơ sở nghiên cứu có được các quy định quản trị nghiên cứu theo hướng hiện đại, tiên tiến và hiệu quả thì mới chỉ là bước đầu. Quan trọng nhất vẫn là việc tổ chức triển khai các quy định này sao cho đúng với những nội dung đã ban hành. Để làm được như thế, các cơ sở nghiên cứu cần:

- Chọn lọc, đào tạo, huấn luyện được những nhân sự quản lý hoạt động nghiên cứu trên cơ sở năng lực thực chất, có thể vận hành được hoạt động này và phát huy được các quy định quản trị nghiên cứu đã được ban hành.

- Phân định rõ trách nhiệm các bên liên quan trong hoạt động KHCN nếu không thể mang lại sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao, thực hiện khen thưởng và chế tài theo quy định.

- Tạo điều kiện cho quá trình quá độ trong quản trị nghiên cứu nếu chưa thể chuyển giao công nghệ ngay nhưng cần đầu tư nâng cao năng lực (tri thức).

- Có sự kết nối giữa cơ sở giáo dục gắn liền với hoạt động nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để đa dạng hóa và tối ưu hóa hiệu quả trong việc khai thác giá trị từ 3 loại sản phẩm khoa học như đã nêu.

- Hợp tác với các đại học, viện nghiên cứu mạnh về chuyển giao công nghệ.

- Hợp tác và cùng làm việc với những doanh nghiệp công nghệ, mời những doanh nghiệp này tham gia đào tạo (nếu có).

Thứ ba là về kiểm soát. Việc ban hành chính sách dưới dạng các quy định quản trị nghiên cứu và triển khai thực hiện theo đúng quy định là rất khó. Tuy nhiên, việc kiểm soát để cho hoạt động nghiên cứu đạt được mục tiêu như kỳ vọng thì lại là một thách thức rất lớn với bất kỳ cơ sở nghiên cứu nào. Để làm tốt việc này, các cơ sở nghiên cứu cần:

- Phải có cơ chế kiểm soát toàn diện quá trình thực hiện nghiên cứu theo mục tiêu đề ra và được thể hiện đầy đủ trong các quy định nội bộ về quản trị nghiên cứu.

- Chọn lọc và bổ nhiệm đúng nhân sự có khả năng quản trị nghiên cứu khoa học theo hướng hiệu quả và đủ đẳng cấp kiểm soát tốt hoạt động này.

- Tổ chức quản trị và kiểm soát hoạt động KHCN theo quá trình, từ đầu vào cho đến giai đoạn thực hiện và kết quả đầu ra.

- Đối với các đại học, phải có sự đồng bộ của cả 04 khâu gồm cách làm (như đã trình bày ở trên), lãnh đạo, chính sách và quản trị cấp trung thực thi (phòng, khoa, viện).

TS. Lê Văn Út

Trưởng nhóm nghiên cứu Đo lường khoa học và Chính sách quản trị nghiên cứu, Trường Đại học Văn Lang

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Chuyển giao công nghệ 2017, số 07/2017/QH14.
  2. Đặng Đức Thành, Chuyển giao công nghệ trong trường đại học: Các bên được lợi gì?, Cổng thông tin điện tử Chính phủ - Chuyên trang TP. Hồ Chí Minh,  08/09/2023.
  3. VA, Thúc đẩy hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ, Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 02/06/2022.
  4. Nguyễn Thị Hương; Chuyển giao công nghệ trong điều kiện hiện nay ở nước ta, Tạp chí Cộng Sản, 21-03-2019.
  5. Thu Hằng; Khắc phục tình trạng “cất ngăn kéo” các kết quả nghiên cứu, Báo điện ​tử Đảng cộng sản Việt Nam, 13/09/2016.

Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.

Hà Nội: Trường học thu, chi tiền học thêm như thế nào cho đúng?
Giáo dục

Hà Nội: Trường học thu, chi tiền học thêm như thế nào cho đúng?

Các trường học nên hiểu đúng Quyết định 22 của UBND thành phố Hà Nội ban hành năm 2013 để thực hiện. Các nhà trường nên công khai việc tổ chức dạy thêm, học thêm (cả trong và ngoài nhà trường) về mục tiêu, nội dung, thời lượng, mức thu tiền học thêm và danh sách giáo viên dạy thêm theo môn học để học sinh có nguyện vọng học thêm tự nguyện đăng ký.

Lộ diện đội Giải Nhất cuộc thi "Khởi nghiệp cùng sinh viên TMU" năm 2024
Giáo dục

Lộ diện đội Giải Nhất cuộc thi "Khởi nghiệp cùng sinh viên TMU" năm 2024

Tối ngày 5.11, tại trường Đại học Thương mại vòng Chung kết cuộc thi "Khởi nghiệp cùng sinh viên TMU năm 2024" đã diễn ra vô cùng hồi hộp, gay cấn với sự tranh tài của 8 đội thi xuất sắc. Kết quả chung cuộc, Ban Tổ chức đã trao Giải Nhất cho Dự án Relife – Tái chế rơm thành than sinh học; Giải Nhì cho 2 Dự án: Our Joy và S-Box; Giải Ba cho 2 Dự án: Fré Mark và BioStep...

Học sinh, sinh viên cần cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh Bảo hiểm xã hội Hà Nội
Giáo dục

Học sinh, sinh viên cần cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh Bảo hiểm xã hội Hà Nội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội khẳng định không có chủ trương yêu cầu phụ huynh, học sin, sinh viên, người dân lên cơ quan BHXH để cập nhật thông tin thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID. Người dân cần đề cao cảnh giác, phòng ngừa các hành vi mạo danh, lừa đảo.