7 khuyến cáo cho bệnh nhân bị đái tháo đường

Mới đây, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.

Theo đó, bệnh nhân N.C.H (37 tuổi, quê quán thành phố Hà Nội) vừa nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau nhiều vùng thượng vị, đau lan ra sau lưng. Qua khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân đã mắc đái tháo đường type 2 được 5 năm, rối loạn mỡ máu, tăng men.

Bệnh nhân đã từng nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương tháng 2.2024, sau khi tái khám lại vào tháng 5.2024.

Đến nay bệnh nhân không tái khám ở bất kỳ cơ sở y tế nào mà tự mua thuốc và thực phẩm chức năng để điều trị. Bệnh nhân thường xuyên sử dụng 500-1000ml rượu/ngày trong nhiều năm. 1 ngày trước thời điểm nhập viện bệnh nhân có liên hoan và sử dụng lượng rượu đột biến.

Sau khi được các bác sĩ trực tiếp khám lâm sàng nhận định tình trạng bệnh, bệnh nhân H, được chỉ định xét nghiệm đánh giá công thức máu, chức năng gan, thận, men tụy, đường máu, mỡ máu, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị viêm tụy cấp do rượu, đường huyết cao, tăng men gan.

d07b3e7fd5fd6ea337ec.jpg
Sức khoẻ của bệnh nhân N.C.H bị ảnh hưởng nhiều do sử dụng bia rượu thường xuyên

Theo ThS.BS. Bùi Mạnh Tiến (Bệnh viện Nội tiết Trung ương), rượu, bia là những loại đồ uống có chứa cồn ethanol với nồng độ khác nhau nên khi uống quá nhiều sẽ gây độc cho cơ thể. Đặc biệt tại gan, 90 – 95% rượu được chuyển hóa để xử lý đào thải (còn lại rượu sẽ bài tiết qua thận, da, phổi), vì vậy đây là cơ quan chịu tác động lớn nhất những hậu quả do rượu gây ra như men gan tăng cao, viêm gan nhiễm độc, xơ gan, thậm chí ung thư gan nếu bệnh tiến triển.

Rượu cũng làm ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác, từ miệng, thực quản, dạ dày,… nồng độ cồn cao gây kích ứng niêm mạc, viêm loét, chảy máu dạ dày, tăng nguy cơ ung thư tiêu hóa.

ThS.BS. Bùi Mạnh Tiến cho cho biết, trên nền bệnh nhân mắc đái tháo đường, không tuân thủ điều trị thì việc sử dụng rượu, bia lại càng nghiêm trọng. Việc tăng đường huyết cấp hoặc hạ đường huyết rất dễ xảy ra dẫn đến các biến chứng nặng nề của bệnh đái tháo đường.

ThS.BS. Bùi Mạnh Tiến đưa ra một số khuyến cáo chung cho người bệnh đái tháo đường, như sau:

+ Không tự ý bỏ thuốc: Các loại thuốc điều trị đái tháo đường được bác sĩ kê đơn dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể. Bỏ thuốc đột ngột có thể dẫn đến tăng đường huyết, nhiễm toan ceton, suy cơ quan, hoặc các biến chứng cấp tính khác.

+ Kiểm tra đường huyết định kỳ: Việc theo dõi đường huyết thường xuyên giúp điều chỉnh chế độ điều trị kịp thời và tránh các biến chứng lâu dài như tổn thương thận, mắt, và thần kinh.

+ Các phương pháp như nhịn ăn gián đoạn hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng trong điều trị đái tháo đường, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Trước khi thay đổi chế độ ăn uống hay điều trị, bệnh nhân cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa.

+ Cần nhận thức, đái tháo đường là một bệnh mạn tính và hiện nay không có phương pháp không dùng thuốc nào để chữa khỏi hoàn toàn.

+ Ăn uống cân đối và đúng giờ: Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế đường đơn, mỡ bão hòa và thức ăn nhanh. Chia nhỏ bữa ăn để tránh tăng đường huyết đột ngột.

+ Hạn chế nhịn ăn không có kiểm soát: Nhịn ăn không đúng cách có thể gây hạ đường huyết hoặc thiếu dinh dưỡng, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Vận động thể lực: Duy trì tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường hiệu quả kiểm soát đường huyết.

Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để được đánh giá toàn diện và điều chỉnh điều trị nếu cần.

Tin tức

Chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn khá cao
Tin tức

Chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn khá cao

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tại Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024, với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc" tại Hà Nội sáng nay 10.12.

Thuốc lá thế hệ mới xuất hiện nhiều trên thị trường. Ảnh: ITN
Tin tức

Quảng Trị: Triển khai sâu rộng các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Thời gian qua, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đã triển khai sâu rộng nhiều biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Từ đó, xây dựng trường học không khói thuốc, nâng cao nhận thức, bổ sung kỹ năng, kiến thức cho các em học sinh tránh xa các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. 

Hoàn tất ghép tạng cho 7 người từ tạng hiến của thanh niên 18 tuổi chết não
Tin tức

Hoàn tất ghép tạng cho 7 người từ tạng hiến của thanh niên 18 tuổi chết não

Đến ngày 28.11, 7 đơn vị tạng bao gồm 2 quả thận đã được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Thống Nhất, 1 quả tim và 1 phần gan ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức, 1 phần gan được ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, 2 giác mạc được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế.