7 giờ đồng hồ nối thành công bàn tay bị đứt lìa của người đàn ông

Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá nặng, mất nhiều máu, bàn tay trái bị đứt rời hoàn toàn. Nhà bệnh nhân gần Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nên được gia đình đưa đến cấp cứu kịp thời trong giờ đầu tiên.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật nối thành công bàn tay trái bị đứt rời cho một bệnh nhân nam, 50 tuổi, tại Hà Nội.

Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá nặng, mất nhiều máu, bàn tay trái bị đứt rời hoàn toàn. Nhà bệnh nhân gần Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nên được gia đình đưa đến cấp cứu kịp thời trong giờ đầu tiên.

Sau khi được sơ cứu và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được phẫu thuật nối bàn tay bằng kỹ thuật vi phẫu. Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ kết hợp với ê kíp phòng mổ đã nỗ lực hết sức để cứu lấy bàn tay của bệnh nhân.

Ca phẫu thuật kéo dài trong hơn 7 tiếng đồng hồ không nghỉ. Ê kíp phẫu thuật đã nối gân, kết hợp xương, nối thần kinh, mạch máu. Sau 10 ngày phẫu thuật, bàn tay trái của bệnh nhân đã hồng hào và “sống” trở lại. Bệnh nhân bắt đầu bước vào quá trình tập phục hồi chức năng bàn tay để khôi phục lại khả năng lao động và làm việc.

Theo TS Uông Thanh Tùng - Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đây là ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi đội ngũ y, bác sĩ phải có tay nghề cao và sự phối hợp kíp mổ tốt. Bệnh nhân đã được chuyển đến cấp cứu trong khoảng “thời gian vàng” nên đã được phẫu thuật kịp thời. Kết quả sau ca phẫu thuật, bàn tay trái của bệnh nhân được nối lại thành công.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu gặp trường hợp đứt lìa hay gần lìa tay chi thể cần phải làm sạch vết thương bằng nước hoặc nước muối sinh lý (nếu có), sau đó quấn băng hoặc vải sạch quanh phần đứt lìa rồi cho vào túi nhựa mỏng, buộc miệng túi lại và bảo quản trong môi trường lạnh. Tránh để phần chi bị đứt rời tiếp xúc trực tiếp với nước đá dễ gây bỏng lạnh sẽ không thể khâu nối lại được.

Sau đó, bệnh nhân cần được chuyển gấp đến cơ sở y tế gần nhất. “Thời gian vàng” để khâu nối bộ phận cơ thể bị đứt lìa là 6 tiếng kể từ sau tai nạn nên cần đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu phần chi thể được bảo quản đúng và được phẫu thuật sớm thì tỷ lệ thành công sau mổ sẽ cao hơn.

Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.