6.700 học sinh THPT hào hứng trải nghiệm “Một ngày là sinh viên Kinh tế Quốc dân"

Sáng 9.3, Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức chương trình trải nghiệm “Một ngày là sinh viên Kinh tế Quốc dân”, thu hút sự tham dự của gần 6.700 học sinh lớp 12 tới từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Đây là chương trình trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho học sinh THPT được trực tiếp hòa mình vào môi trường học tập và nghiên cứu tại Đại học Kinh tế Quốc dân, qua đó đưa ra lựa chọn ngành học cũng như nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực bản thân.

Tại chương trình, đại diện các đơn vị từ Đại học Kinh tế Quốc dân cũng tư vấn, giải đáp các thắc mắc của thí sinh liên quan đến phương án tuyển sinh năm 2025, chương trình đào tạo của nhà trường, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp,...

483884874-1059174726240926-8889432522217484803-n.jpg
474856582-1059119999579732-4388201845878014074-n.jpg
Chương trình có sự tham dự của gần 6.700 học sinh lớp 12 tới từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước

3 mục tiêu sinh viên cần hướng đến khi vào học đại học

Phát biểu tại chương trình, PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, Đại học Kinh tế Quốc dân đã trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển. Trong suốt 70 năm qua, trường đã khẳng định là một trong những ngôi trường hàng đầu về đào tạo kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý.

Đặc biệt, trong những năm vừa qua, Đại học Kinh tế Quốc dân đã đạt được rất nhiều thành tích trong công tác kiểm định và xếp hạng chất lượng giáo dục đào tạo. Về kiểm định cơ sở đào tạo, trường được tổ chức FIBAA (Đức) cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn và vượt chuẩn với 100% tiêu chí đạt chuẩn và vượt chuẩn. Về kiểm định các chương trình đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân đã có 21 chương trình được kiểm định bởi tổ chức ACBSP của Mỹ và 15 chương trình được kiểm định bởi tổ chức FIBAA của Đức.

Hiện nay, nhà trường cũng hoàn thiện thêm hồ sơ của 20 chương trình khác, dự kiến sẽ được FIBAA tiếp tục đánh giá và kiểm định trong thời gian tới đây. Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, là trường có số chương trình được kiểm định bởi các tổ chức quốc tế nhiều nhất.

dsc-3663-copy.jpg
PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân

Nhắn nhủ tới các thí sinh xét tuyển năm 2025, PGS.TS Bùi Huy Nhượng chia sẻ, 3 mục tiêu sinh viên cần hướng đến khi vào học đại học gồm: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Đại học Kinh tế Quốc dân với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống học liệu thư viện rộng lớn và phương pháp giảng dạy hiện đại sẽ là môi trường tốt để các em có thể thực hiện các mục tiêu trên.

Ngoài kỹ năng trong các giờ giảng được thầy cô truyền đạt, Kinh tế Quốc dân cũng tự hào là một ngôi trường có các hoạt động đoàn thể, phong trào lớn mạnh nhất cả nước. Trở thành sinh viên Kinh tế Quốc dân, các em có thể thực sự hòa mình vào các hoạt động tập thể, giúp phát triển tốt nhất các kỹ năng của bản thân. Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ đào tạo cho các em đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để tự tin bước chân vào thế giới nghề nghiệp.

474859118-1059119859579746-8244870032665708389-n.jpg
482321023-1059232999568432-415367578893617669-n.jpg
Học sinh hào hứng tham gia các hoạt động tại chương trình trải nghiệm “Một ngày là sinh viên Kinh tế Quốc dân”

Các điểm mới cần lưu ý trong phương án tuyển sinh năm 2025

Thông tin về các điểm chính và mới trong phương án tuyển sinh của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2025, đại diện Phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết trường giữ ổn định 3 phương thức xét tuyển như những năm trước đây.

Phương thức Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT, áp dụng với thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD-ĐT tổ chức, cử tham gia và thí sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD-ĐT tổ chức, cử tham gia.

Phương thức Xét tuyển kết hợp áp dụng với tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 và cho 3 nhóm đối tượng thí sinh: thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT hoặc ACT; thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội hoặc (APT) của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐH Bách khoa Hà Nội hoặc thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (CCTAQT) kết hợp với một trong các điểm thi HSA/APT/TSA nêu trên; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (điểm thi 2 môn, trong đó môn Toán là bắt buộc, 1 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển).

Phương thức xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, áp dụng cho tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 của Đại học Kinh tế Quốc dân. Thay vì sử dụng 9 tổ hợp như những năm trước, năm nay, trường sử dụng 4 tổ hợp (A00, A01, D01, D07) và không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển.

dsc-3686-copy.jpg
Đại diện các đơn vị của Đại học Kinh tế Quốc dân tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh

Cũng theo đại diện Phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2025, trường có 73 mã tuyển sinh, với 89 chương trình đào tạo. Trong đó, dự kiến có 2 chương trình mới là Quan hệ lao động và Luật thương mại quốc tế.

Một trong những thay đổi lớn trong tuyển sinh các chương trình tiên tiến, chất lượng cao vào Đại học Kinh tế Quốc dân là thí sinh sẽ đăng ký ngay từ ban đầu như các mã tuyển sinh khác, với 2 mã tuyển sinh của chương trình tiên tiến cho 5 chương trình đào tạo và 3 mã tuyển sinh của chương trình chất lượng cao cho 16 chương trình đào tạo.

Dự kiến cuối tháng 3 năm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ công bố đề án tuyển sinh lần hai cũng như các thông báo, sau đó tiến hành thu hồ sơ xét tuyển trong tháng 5 và tháng 6.

Tại chương trình trải nghiệm “Một ngày là sinh viên Kinh tế Quốc dân”, các học sinh THPT đã được tham quan một trong những khu giảng đường đại học hiện đại bậc nhất hiện nay, tìm hiểu về lịch sử và truyền thống gần 70 năm tuổi cũng như được tư vấn về các chương trình đào tạo bậc cử nhân tại Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bên cạnh đó, học sinh được giao lưu, chia sẻ, trao đổi với các anh chị sinh viên đang theo học tại trường, tham gia bài test để lựa chọn ngành học phù hợp với điểm mạnh của bản thân. Đặc biệt, các em có thể thi thử IELTS miễn phí, giúp làm quen với bài thi và đánh giá được chính xác năng lực của mình.

Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước
Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước

Năm 2025, chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" trở lại với chủ đề "Gather new strengths - Hội tụ sức mạnh mới", tiếp tục sứ mệnh kết nối, đổi mới và lan tỏa những giá trị giáo dục tiên tiến, quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30.3 tại Quảng Ninh.

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then
Giáo dục

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và bảo tồn nhờ những thế hệ trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật. Lăng Thùy Linh, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật hát Then và đàn Tính.

Thí sinh tìm hiểu các thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa
Giáo dục

5 thay đổi quan trọng trong quy chế xét tuyển đại học 2025

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý. 

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật
Giáo dục

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật

So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Giáo dục

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”