64% doanh nghiệp chưa chuẩn bị cho chuyển đổi xanh

Chia sẻ tại tọa đàm “Thị trường tín chỉ carbon – đường đến Net Zero” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 23.8, Phó Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng (Ban IV) Bùi Thanh Minh cho biết, hạn chế về vốn, khó khăn về nhân sự, thiếu giải pháp về kỹ thuật là ba rào cản chính doanh nghiệp phải đối mặt khi thực hiện chuyển đổi xanh. 

52% doanh nghiệp đánh giá chuyển đổi xanh chưa thật sự cần thiết

Tại Hội nghị COP 26, Việt Nam lần đầu tiên cam kết sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Mục tiêu này cũng đã được đưa vào Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, theo Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26.7.2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Song song với việc thực hiện hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường hấp thụ khí nhà kính trong các lĩnh vực như năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải, các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm công nghiệp, thì thị trường carbon là một trong những công cụ hữu hiệu để đạt mục tiêu Net Zero.

img_8329.jpg -0
Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng (Ban IV) Bùi Thanh Minh cho biết, Ban IV đã xây dựng "Báo cáo xanh trên cơ sở khảo sát doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, giảm phát thải hướng tới Net Zero". Báo cáo nằm trong chuỗi các hoạt động của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, mục đích hỗ trợ Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh ở Việt Nam và trên thế giới.

Báo cáo cho thấy, thị trường tín chỉ carbon Việt Nam đang phát triển chậm hơn so với mong đợi của các bên liên quan, cũng như với sự chuyển động của thị trường quốc tế.

thanh minh (3).jpg -0
Phó Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng (Ban IV) Bùi Thanh Minh. Ảnh: Duy Thông
​​​​​​

Trong 2 năm triển khai, "Báo cáo xanh trên cơ sở khảo sát doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, giảm phát thải hướng tới Net Zero" đã đạt được các kết quả nổi bật.

Thứ nhất, báo cáo khẳng định chuyển đổi xanh là một "cuộc chơi" mang tính toàn cầu, một cuộc đua giữa các quốc gia. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU, Mỹ hay Trung Quốc đều có những hệ thống chính sách liên quan đến chuyển đổi xanh. Trong đó nhiều nhất là các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon.

Thứ hai, chuyển đổi xanh không phải một chính sách riêng lẻ, mà đòi hỏi một tổng thể tất cả chính sách từ tài khóa, đầu tư, hay từ việc tái cấu trúc nền công nghiệp ra sao. Ví dụ như Trung Quốc luôn có quy chế tài chính rõ ràng cho chuyển đổi xanh quốc gia. 

Thứ ba, trong bối cảnh các thị trường chuyển động nhanh chóng, thì doanh nghiệp Việt Nam khó đáp ứng theo chuyển động của thị trường quốc tế. Kết quả khảo sát trên diện rộng từ 2.734 cơ sở về mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp Việt Nam với việc chuyển đổi xanh mà Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thực hiện, có 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá chuyển đổi xanh chưa thật sự cần thiết. Có 64% doanh nghiệp chưa chuẩn bị trong việc chuyển đổi xanh. Chỉ có 3,7% doanh nghiệp đã tiến hành kiểm kê, chủ yếu kiểm kê năng lượng.

Kết quả này khi so sánh với chuyển động của thế giới, hay so sánh với cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 là những con số khá bất ngờ và rất đáng lo ngại.

"Thị trường tín chỉ carbon là mảnh ghép quan trọng và cần có chính sách thúc đẩy, đầu tư một cách đồng bộ, toàn diện. Vấn đề hiện tại là làm thế nào để Việt Nam tiếp cận hiệu quả dòng vốn quốc tế và các giải pháp kỹ thuật của quốc tế, để hoạt động chuyển đổi xanh không bị đình trệ", ông Minh đánh giá. 

Ba thách thức của doanh nghiệp Việt khi thực hiện chuyển đổi xanh 

Bên cạnh những cơ hội và lợi ích, chuyển đổi xanh cũng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là ở Việt Nam - một quốc gia đang phát triển nhanh chóng với nền kinh tế đa dạng và sự đa dạng văn hóa.

img_8321 (1).jpg -0
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Theo Phó Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng (Ban IV) Bùi Thanh Minh, có 3 khó khăn lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tập trung thực hiện chuyển đổi xanh:

Thứ nhất, hạn chế về vốn. Trên 5% doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn. Khi chuyển đổi xanh, chắc chắn phải chuyển đổi công nghệ và đòi hỏi nhiều nguồn vốn. Trong khi đó, các danh mục, dự án xanh, ngôn ngữ xanh để các ngân hàng tổ chức cho doanh nghiệp vay vốn chưa ban hành. 

Thứ hai, khó khăn về nhân sự. Vẫn còn khoảng 48% doanh nghiệp hiện nay đang thiếu nhân sự chuyển đổi xanh. Bởi việc đào tạo lực lượng lao động mang hàm lượng kỹ thuật cao, có tay nghề cao không thể ngày một, ngày hai mà thành. 

Thứ ba, thiếu giải pháp về kỹ thuật. Khi làm việc với các tổ chức đầu tư hoặc ngân hàng đầu tư nước ngoài, có thể thấy các quốc gia khác đã đi trước rất nhiều. Bởi họ có giải pháp kỹ thuật cho từng ngạch, cho từng lĩnh vực doanh nghiệp, cấp độ doanh nghiệp, từng địa phương, thậm chí có thể đi bán giải pháp đó.

"Việt Nam hiện tại mới bắt đầu từ việc kiểm kê khí nhà kính, nhưng chưa thật sự kiểm kê. Nên sẽ rất khó khăn khi thị trường tín chỉ carbon hình thành như vậy. Bởi muốn hình thành thị trường phải có hàng hóa. Để hàng hóa trao đổi được, các bên liên quan phải hiểu được về hàng hóa đó. Cơ chế thị trường cần thúc đẩy như vậy", ông Bùi Thanh Minh khẳng định. 

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.