60 sinh viên khóa đầu tiên chương trình liên kết giữa ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Waikato tốt nghiệp

Đại học Waikato xếp hạng 235 trên thế giới theo bảng xếp hạng QS World University Rankings 2025; nằm trong nhóm tinh hoa của 1% các trường về quản trị kinh doanh hàng đầu trên thế giới.

Ngày 12.12, Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên chương trình liên kết đào tạo cử nhân kinh doanh (BBUS) với Đại học Waikato, New Zealand.

Đây là chương trình đào tạo quốc tế tại Việt Nam, do Đại học Waikato cấp bằng, bao gồm 2 chuyên ngành: Kinh doanh số (BBus - DigiBus) và Quản lý chuỗi cung ứng (BBus - SCM). Khoá học 2021 - 2024, chương trình có 60 sinh viên nhận bằng cử nhân, trong đó có 40 sinh viên tại Việt Nam, 20 sinh viên tại New Zealand.

Đại học Waikato xếp hạng 235 trên thế giới theo bảng xếp hạng QS World University Rankings 2025; nằm trong nhóm tinh hoa của 1% các trường về quản trị kinh doanh hàng đầu trên thế giới và được chứng nhận bởi 3 tổ chức kiểm định quốc tế AACSB, AQUIS và AMBA; xếp thứ nhất New Zealand về nghiên cứu.

dsc-7363-copy.jpg
Khoá học 2021 - 2024, chương trình có 60 sinh viên nhận bằng cử nhân, trong đó có 40 sinh viên tại Việt Nam, 20 sinh viên tại New Zealand

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết trong 60 sinh viên khóa đầu tiên chương trình liên kết đào tạo cử nhân kinh doanh (BBUS) với Đại học Waikato, có 40 em tốt nghiệp tại Đại học Kinh tế Quốc dân, 20 em đã chuyển tiếp sang New Zealand và tốt nghiệp tại Đại học Waikato. 6,6% sinh viên tốt nghiệp tốt nghiệp loại xuất sắc (4 sinh viên), 26% tốt nghiệp loại giỏi.

Trong quá trình theo học chương trình cử nhân kinh doanh ngành Quản lý Chuỗi cung ứng và ngành Kinh doanh số, sinh viên có thể lựa chọn học hoàn toàn tại Đại học Kinh tế Quốc dân 4 năm hoặc học 2-3 năm trong nước, sau đó chuyển tiếp linh hoạt sang học tại các campus của Đại học Waikato tại New Zealand. Đại học Waikato đã cử 2 giảng viên cơ hữu trực tiếp tham gia giảng dạy và quản lý chương trình tại Đại học Kinh tế Quốc dân.

Theo PGS.TS Tạ Văn Lợi, ưu điểm của chương trình liên kết quốc tế là được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Do đó ngay từ đầu vào, sinh viên đều được yêu cầu phải đạt trình độ tương đương 5.5 IELTS và đầu ra phần lớn các em đều đạt trình độ tương đương từ 6.5 IELTS trở lên.

“Sinh viên bắt buộc phải có năng lực ngoại ngữ mới có thể theo học được chương trình này và không cần tới phiên dịch”, PGS.TS Tạ Văn Lợi nói.

dsc-7348-copy.jpg
PGS.TS Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân cùng đại diện Đại học Waikato trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân
dsc-7227-copy.jpg
Các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp

Ngoài ra, 100% giảng viên cho 15 môn học chuyên sâu là giảng viên của Đại học Waikato, New Zealand; 100% giảng viên chuyên gia trong nước được đào tạo ở nước ngoài, có năng lực chuyên môn và ngoại ngữ tốt, được Đại học Waikato đánh giá và lựa chọn để tham gia giảng dạy cho chương trình.

Các tân cử nhân chương trình liên kết đào tạo cử nhân kinh doanh (BBUS) với Đại học Waikato có cơ hội rất rộng mở trong thị trường việc làm, không chỉ tại Việt Nam mà có thể tham gia vào thị trường quốc tế, với lợi thế vượt trội khi học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhiều em đã tham gia vào thị trường lao động của Singapore, Thái Lan, New Zealand,... sau khi tốt nghiệp và hoặc tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ tại New Zealand.

PGS.TS Tạ Văn Lợi thông tin, học phí chương trình liên kết quốc tế này của Đại học Kinh tế Quốc dân hiện khoảng 110 triệu/năm. “So với việc đi du học tự túc ở một số quốc gia như Australia, Mỹ với chi phí khoảng 1 tỷ/năm, chương trình này có mức chi phí bằng 1/10, giúp người học tiết kiệm khoảng 90% kinh phí. Sau khi tốt nghiệp, bằng cấp này vẫn được cả Việt Nam và quốc tế công nhận, giúp sinh viên có việc làm cao sau khi ra trường”, PGS.TS Tạ Văn Lợi cho hay.

Ông nhấn mạnh, các chương trình liên kết là cơ hội để giáo dục đại học Việt Nam rút ngắn khoảng cách với quốc tế, tạo thêm lựa chọn cho sinh viên nếu không có điều kiện đi du học tự túc hay tự xin học bổng.

Phát biểu tại lễ tốt nghiệp, bà Caroline Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam nhấn mạnh, các lĩnh vực Quản lý chuỗi cung ứng và Kinh doanh số có liên quan hơn bao giờ hết trong thế giới kết nối, đi đầu trong thương mại và đổi mới toàn cầu.

“Chuyên môn của các bạn sẽ vô cùng quý giá khi bước vào sự nghiệp của mình. Cho dù tối ưu hóa hậu cần hay thúc đẩy chuyển đổi số, các bạn đều có các công cụ để tạo ra tác động thực sự”, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho hay.

dsc-7201-copy.jpg
Bà Caroline Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam phát biểu

Ngài Đại sứ đánh giá, quan hệ đối tác giữa Đại học Waikato, New Zealand và Đại học Kinh tế Quốc dân không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục cho sinh viên tại Việt Nam mà còn củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Theo GS.TS Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, quan hệ đối tác giữa Đại học Waikato và Đại học Kinh tế Quốc dân thể hiện tầm nhìn chung là cung cấp nền giáo dục đẳng cấp thế giới, tạo ra chương trình giảng dạy cân bằng giữa kiến ​​thức kinh doanh toàn cầu với sự hiểu biết về thị trường địa phương.

dsc-7166-copy.jpg
GS.TS Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân

“Các lĩnh vực như Quản lý chuỗi cung ứng và Kinh doanh số đang thay đổi nhanh chóng. Chuỗi cung ứng rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và chuyển đổi số đang định hình lại chính cấu trúc hoạt động của các doanh nghiệp.

Các tân cử nhân đang bước vào những vai trò không chỉ có liên quan mà còn thiết yếu cho tương lai của thương mại trên quy mô toàn cầu. Nền giáo dục đã nhận được sẽ giúp các em đối mặt với những thách thức này một cách tự tin và sáng tạo", GS.TS Nguyễn Thành Hiếu nhấn mạnh.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.