60 giáo viên tiêu biểu tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

Từ 146 đề cử, Hội đồng xét chọn đã họp và lựa chọn 60 giáo viên tiêu biểu, xuất sắc để tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình dự kiến được tổ chức trong hai ngày 14, 15.11 tại Thủ đô Hà Nội.

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức bước sang năm thứ 10.

Ban tổ chức cho biết, năm 2024, chương trình nhận được 146 đề cử từ 54 Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố; Ban Thanh niên Công an và Bộ đội Biên phòng.

Các giáo viên được đề cử thuộc 3 nhóm bao gồm: Các thầy, cô giáo đang công tác tại điểm trường lẻ ở các xã khó khăn thuộc khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ;

Các thầy, cô giáo đang công tác tại các trường thuộc huyện đảo và các đơn vị hành chính cấp huyện có xã đảo;

Các thầy, cô giáo đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, còn có các thầy giáo là cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (chiến sĩ quân hàm xanh) tham gia công tác xóa mù chữ cho đồng bào, thanh, thiếu nhi ở biên giới, địa bàn đóng quân; giáo viên các trường giáo dưỡng (trại giáo dưỡng) do Bộ Công an quản lý.

tl-3-7539.jpg
Thầy giáo Sùng A Trừ và học trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Tạo (xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) trong buổi học nơi rẻo cao. Ảnh:GDTĐ

Từ 146 đề cử, Hội đồng xét chọn đã họp và lựa chọn 60 giáo viên tiêu biểu, xuất sắc để tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình dự kiến được tổ chức trong hai ngày 14, 15.11 tại Thủ đô Hà Nội.

Các giáo viên được xét chọn đều có nhiều đóng góp, tạo được những chuyển biến nổi bật về chất lượng và hiệu quả giáo dục; có tinh thần bền bỉ vượt khó, tận tâm với sự nghiệp giáo dục, được chính quyền, lãnh đạo đơn vị, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng yêu mến.

Tham gia chương trình, các thầy, cô giáo sẽ được nhận được Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Kỷ niệm chương của chương trình và sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng.

Giáo dục

Tiềm năng nghề nghiệp của giáo dục STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không
Giáo dục

Tiềm năng nghề nghiệp của giáo dục STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không

Ngày 31.10, Mạng lưới Quản lý Giáo dục Không Biên Giới (EdulightenUp) tổ chức Hội thảo “Hướng nghiệp qua trải nghiệm STEM: Case study từ lĩnh vực Kỹ thuật hàng không”, hướng đến việc gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục STEM và hướng nghiệp, với trọng tâm là ngành Kỹ thuật Hàng không - một trong những ngành công nghệ cao đầy triển vọng.

Liên kết quốc tế trong đào tạo: Mở, linh hoạt, song phải bảo đảm chất lượng
Nhịp cầu giáo dục

Liên kết quốc tế trong đào tạo: Mở, linh hoạt, song phải bảo đảm chất lượng

Chiều 31.10, Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, tổ chức phiên họp về chính sách quản lý liên kết quốc tế trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn - Trưởng Tiểu ban - chủ trì phiên họp.

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục
Giáo dục

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tổ chức bữa ăn học đường theo tiêu chuẩn dinh dưỡng là câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục. Muốn bữa ăn cho trẻ đạt được đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng cần sự nỗ lực, giám sát thực thi rất nghiêm túc từ phía chính quyền địa phương, vai trò của phía nhà trường, cùng sự vào cuộc của phụ huynh...

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?

Trước thông tin Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) không được giao chỉ tiêu nhưng vẫn tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã nhận được báo của nhà trường, đồng thời sẽ phối hợp các cơ sở để tìm phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi cho học sinh. 

ĐH Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng
Giáo dục

ĐH Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa ký kết 5 biên bản ghi nhớ hợp tác với đại diện doanh nghiệp, trường đại học Hàn Quốc; qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng.

Bộ GD-ĐT công bố một số tài liệu phục vụ dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giáo dục

Bộ GD-ĐT công bố một số tài liệu phục vụ dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 6.1.2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn các tài liệu phục vụ dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

PGS.TS Bùi Đức Thọ: "Trường đại học là nơi an toàn để sinh viên mắc lỗi, phạm sai lầm và thất bại"
Giáo dục

PGS.TS Bùi Đức Thọ: "Trường đại học là nơi an toàn để sinh viên mắc lỗi, phạm sai lầm và thất bại"

PGS.TS Bùi Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhắn nhủ sinh viên, mái trường đại học là nơi an toàn để các em mắc lỗi, phạm sai lầm và thất bại. Nếu ra trường rồi mới phạm sai lầm, cái giá phải trả sẽ rất đắt.