6 kỳ thi Đánh giá năng lực xét tuyển vào đại học

Hiện nay, cả nước có 6 kỳ thi Đánh giá năng lực của các đại học và trường đại học để xét tuyển vào đại học, cao đẳng thí sinh cần đặc biệt lưu ý.

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Mỗi năm, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức rất nhiều đợt thi tại nhiều tỉnh thành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tham gia kỳ thi. Kết quả của kỳ thi được nhiều trường đại học sử dụng để xét tuyển.

Năm 2025, các thí sinh đầu tiên học theo Chương trình GDPT 2018. Bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN do vậy cũng đã có điều chỉnh về cấu trúc và nội dung của bài thi như sau:

Cấu trúc đề thi gồm 3 phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học.

picture5-843.png
TT
Nội dung
Số câu hỏi
Thời gian
Điểm
1
Phần 1 (Toán học và Xử lý số liệu)
50
75
50
2
Phần 2 (Ngôn ngữ - Văn học
50
60
50
3
Phần 3 (Khoa học)
50
60
50
Tổng
150
195
150

Riêng phần lựa chọn liên quan đến Ngoại ngữ sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng thay thế phần Khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.

picture4-7727.png

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ thi Đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐGNL ĐHQG-HCM) tổ chức mỗi năm có 2 đợt thi ĐGNL.

Cấu trúc của bài thi:

Bài thi ĐGNL ĐHQG-HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.

Cấu trúc của bài thi ĐGNL gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.

Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ (40 câu)

- Tiếng Việt (20 câu): Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan.

­- Tiếng Anh (20 câu): Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn.

Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu): Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu.

Phần 3. Giải quyết vấn đề (50 câu): Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc năm lĩnh vực, gồm ba lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và hai lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử).

Hình thức thi: Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn trong thời gian làm bài là 150 phút trên giấy.

Những thay đổi của kỳ thi từ năm 2025: Từ năm 2025, Đại học QGHCM sẽ điều chỉnh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực phù hợp với Chương trình GDPT 2018. Đối với phần giải quyết vấn đề, cấu trúc đề thi sẽ gồm 6 nhóm lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật. Thí sinh được quyền lựa chọn các câu hỏi thuộc 3 trong 6 lĩnh vực phù hợp với mình. Những phần cốt lõi của đề thi như đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, toán học, logic, phân tích số liệu…sẽ không thay đổi.

Kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội

Kỳ thi Đánh giá tư duy (Thinking Skills Assessment - TSA) được Đại học Bách khoa Hà Nội chuẩn bị kỹ lưỡng trong nhiều năm và bắt đầu tổ chức thi từ năm 2020. Với mục tiêu mang các kỳ thi đánh giá tư duy của các nước phát triển trên thế giới (SAT, ACT...) về với học sinh Việt Nam, kỳ thi đã ứng dụng những công nghệ khảo thí hiện đại nhất vào trong tất cả các công đoạn thi.

Cấu trúc bài thi:

Năm 2024, kỳ thi Đánh giá tư duy với cấu trúc bài thi mới như sau: Bài thi gồm ba phần thi: tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.

TT
Phần thi
Nội dung
Thời gian (phút
Thang điểm
1
Tư duy Toán học
- Đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức cơ bản của Toán học vào giải quyết những bài toán trong thực tế, đồng thời đánh giá khả năng học toán và các môn khoa học liên quan ở bậc đại học của thí sinh.
- Nội dung kiến thức phần thi tư duy toán học nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu lớp 11 và 12.
60
40
2
Tư duy Đọc hiểu
- Đọc hiểu là một trong những năng lực cốt lõi, cần thiết cho việc tự học và học tập suốt đời. Phần thi này tập trung đánh giá kỹ năng đọc nhanh, hiểu đúng, cùng với năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ các văn bản tiếng Việt.
- Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú, chủ yếu liên quan tới những chủ đề về khoa học công nghệ, văn học, báo chí ….
30
20
3
Tư duy Khoa học/giải quyết vấn đề
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
- Các câu hỏi ở dạng tích hợp các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực về khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật ...
60
40
Tổng
150

Cấu trúc bài thi đánh giá tư duy 2025 được giữ ổn định như hiện tại cho đến năm 2027.

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Từ năm 2022 đến nay, mỗi năm trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ tổ chức một đợt thi. Kết quả thi đánh giá năng lực của trường được một số trường sư phạm công nhận và sử dụng để xét tuyển.

Cấu trúc của bài thi: Kỳ thi gồm tám môn là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.

Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, nhằm đánh giá năng lực học sinh ở mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo để xét tuyển đại học. Các câu hỏi có nội dung thuộc Chương trình GDPT 2018 hiện hành, được giảng dạy ở trường THPT theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

TT
Môn
Hình thức
Thời gian (phút)
Trắc nghiệm
Tự luận
1
Toán
70
30
90
2
Vật lí
70
30
60
3
Hóa học
70
30
60
4
Sinh học
70
30
60
5
Ngữ văn
30
70
90
6
Lịch sử
70
30
60
7
Địa lí
70
30
60
8
Tiếng Anh
80
20
60

Nội dung các bài thi tương ứng và phù hợp với nội dung các môn học, môn thi cấp THPT mà học sinh đã quen thuộc. Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp tùy theo bài thi, bao gồm các câu hỏi đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Hình thức thi: Thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy.

Từ năm 2025, trường điều chỉnh câu hỏi, ma trận đề thi theo CTGDPT 2018 mới; thêm một số dạng câu hỏi trắc nghiệm mới như kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức lần đầu vào năm 2022. Kỳ thi có mục đích đánh giá năng lực của thí sinh thông qua hệ thống bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Cấu trúc của bài thi: Kì thi từ năm 2025

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt của 6 môn học: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, ngữ văn, Tiếng Anh với cấu trúc cụ thể như sau:

picture3-9973.png

Với môn Ngữ văn, đề gồm 22 câu ở ba phần: đọc hiểu (trắc nghiệm); viết đoạn văn ngắn; bài luận. Phần viết đoạn văn ngắn là nội dung mới so với đề các năm trước.

picture2-3331.png

Cấu trúc đề thi môn Tiếng Anh giữ nguyên, gồm 4 phần nghe, nói, đọc, viết. Ngữ liệu được lấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

picture1-624.png

Nội dung đề thi sẽ bám sát Chương trình GDPT 2018, trong đó phần kiến thức lớp 12 chiếm khoảng 70 – 80%, còn lại là kiến thức lớp 10,11. Thí sinh có thể đăng ký một hoặc nhiều bài thi, tùy vào nhu cầu và tổ hợp xét tuyển.

z5578217196273-eed9c6619c9abe8d003f710e92eb10e1-465.jpg

Kỳ thi đánh giá năng lực cho các trường của Bộ Công an

Bài thi đánh giá tuyển sinh đại học Công an nhân dân bắt đầu được Bộ Công an tổ chức từ năm 2022 với mục đích lấy kết quả tuyển sinh vào các trường đại học, học viện công an nhân dân, sau 7 năm không tổ chức thi để tuyển sinh.

Các trường đại học và học viện công an xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an, trong đó bài thi đánh giá của Bộ Công an chiếm tỷ lệ 60% và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển chiếm tỷ lệ 40%.

Cấu trúc của bài thi:

Theo kết cấu, bài thi đánh giá năng lực của Bộ Công an năm 2022 gồm 2 phần, thí sinh hòan thiện 2 phần của bài thi trong tổng thời gian làm bài là 180 phút (trong 1 buổi):

- Phần trắc nghiệm (90 phút)

- Phần tự luận (90 phút)

Hình thức
Tổ hợp
Thời gian
Số câu hỏi
Điểm tối đa
Mức điểm
CA1
CA2
CA3
CA4
Trắc nghiệm
Khoa học tự nhiên
90 phút
50
50
1
Khoa học xã hội
Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Trung
20
10
0,5
Tự luận
Toán

Toán

90 phút
5
40
2

Ngữ văn

Ngữ văn
90 phút
6
40
2,5+7,5

Trong đó: Thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 4 mã đề thi như bên dưới theo nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký trong quá trình sơ tuyển:

- CA1 (Phần trắc nghiệm: Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh; Phần tự luận: Toán).

- CA2 (Phần trắc nghiệm: Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh; Phần tự luận: Ngữ Văn).

- CA3 (Phần trắc nghiệm: Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc; Phần tự luận: Toán).

- CA4 (Phần trắc nghiệm; Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc; Phần tự luận: Ngữ văn).

Với phần thi trắc nghiệm

Lĩnh vực
Cấu trúc
Khoa học tự nhiên
- 25 câu hỏi (mỗi câu 1 điểm)
- 80% kiến thức lấy từ nội dung lớp 12, 20% kiến thức lấy từ lớp 10, 11
Đề thi được phân hóa và đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp – vận dụng cao
Khoa học Xã hội
25 câu hỏi (mỗi câu 1 điểm)
- 80% kiến thức lấy từ nội dung lớp 12, 20% kiến thức lấy từ lớp 10, 11
- Mỗi câu đúng được 1 điểm
Ngôn ngữ
- Chọn 1 trong 2 ngôn ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc
- 20 câu hỏi (mỗi câu 0,5 điểm)

Với phần thi tự luận

Phần tự luận sẽ gồm 2 môn, bao gồm:

Lĩnh vực
Cấu trúc
Toán
- 3-5 câu hỏi (tổng điểm là 40)
- 80% kiến thức lấy từ nội dung lớp 12, 20% kiến thức lấy từ lớp 10, 11
Đề thi được phân hóa và đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp – vận dụng cao
Ngữ văn
- 2 câu (40 điểm) thuộc kiến thức lớp 12: Câu 1 – đọc hiểu với 10 điểm. Câu 2 – làm văn với 30 điểm.

Hình thức thi: Bắt buộc thí sinh phải làm phần thi trắc nghiệm trên phiếu trả lời trắc nghiệm và làm phần tự luận trên giấy thi theo mẫu có sẵn được phát của Bộ Công an.

Điểm của bài thi: Tổng điểm bài thi đánh giá năng lực là 100 điểm, trong đó phần trắc nghiệm chiếm tối đa 60 điểm và phần tự luận chiếm tối đa 40 điểm.

Bài thi được làm trên giấy với phương án đưa ra nhiều mã đề thi (CA1, CA2, CA3, CA4) sẽ thực tế và phù hợp với yêu cầu đối với người học của các trường đại học thuộc Bộ Công an. Đề tự luận Toán và Văn có sự phân hóa cao, có các câu hỏi ở mức nâng cao, vận dụng cao kiến thức và năng lực tư duy, nên có sự phân hóa rất tốt thí sinh. Điểm các môn tự luận, bao gồm Toán và Ngữ văn được nhân hệ số 4.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp

Kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt xác định ông đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật.

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển
Giáo dục

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển

Ngày 21.10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về nội dung này. Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh và thực hiện 3 môn thi vào lớp 10, cùng với đó tuyển sinh cấp THCS bằng phương thức xét tuyển. 

Trường Đại học Điện lực hỗ trợ em Thào Thị Nhè 6 triệu đồng/tháng (24 tháng), tổng cộng là 144 triệu đồng
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực chắp cánh ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão, lũ ở Lào Cai

Trường Đại học Điện lực vừa tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) về việc nhận nuôi em Thào Thị Nhè. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Bát Xát Nguyễn Trung Triều; Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát Nguyễn Văn Quảng cùng tập thể giáo viên nhà trường và em Thào Thị Nhè.

Dãy 4 phòng học tạm tại Trường Tiểu học Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Giáo dục

Kiên cố hoá trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để kiên cố hoá trường, lớp học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế, số phòng, lớp học chưa được kiên cố vẫn còn khá lớn.

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024
Giáo dục

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024

Từ ngày 21 - 22.10, Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản lý Chuỗi Cung Ứng lần thứ 3” (VSSCM-2024) - một trong những sự kiện học thuật hàng đầu về chuỗi cung ứng tại khu vực.

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới
Giáo dục

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới

Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) vừa tổ chức chương trình chào đón hơn 2.800 tân sinh viên năm học 2024-2025 với chủ đề “Newcomer2024”. Sự kiện do Đoàn TN – Hội Sinh viên trường tổ chức để chúc mừng các tân sinh viên đã vượt qua vũ môn, xuất sắc bước vào đại gia đình ULSAers.

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018.