59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024. Trong đó, 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Các tác phẩm dự thi được đầu tư bài bản, công phu

Phát biểu tại họp báo, nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Giải cho biết: Năm 2024, Giải Báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam nhận được hơn 800 tác phẩm dự thi. Loại hình báo điện tử nhận được nhiều tác phẩm dự thi nhất; sau đó lần lượt là loại hình báo in, truyền hình và phát thanh.

Với loại hình báo điện tử, chất lượng khá đồng đều, có nhiều loạt bài công phu. Bài dự thi được trình bày hiện đại, phong phú dưới dạng Mega Story, Emagazine, Longform với đầy đủ các loại hình: text, ảnh, video, đồ họa.

Đặc biệt, năm nay có sự xuất hiện của một số bài Podcast mang đến yếu tố mới lạ. Các tác phẩm có tính phát hiện, tính thực tiễn; đề cập đến các vấn đề về chế độ, chính sách cho nhà giáo, học phí, thu - chi trong trường học; gương người tốt, việc tốt; hợp tác quốc tế trong giáo dục; an toàn trường học; giữ gìn ngôn ngữ dân tộc; nhóm đề tài về sự hỗ trợ của cộng đồng, cách làm giúp học sinh khó khăn, giáo dục học sinh khuyết tật…

Loại hình báo In, các vấn đề giáo dục được phản ánh rất phong phú; trong đó nổi bật liên quan đến thực hiện quy chế dân chủ trong trường học, phân luồng học sinh, hướng nghiệp, dạy học tích hợp, tâm lý học đường, gương người tốt việc tốt…

tbt.jpg
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Giải.

Nhiều tác phẩm phản biện chính sách, phân tích chuyên sâu để phản ánh những chủ điểm của ngành Giáo dục trong quá trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện. Một điểm đáng chú ý là năm nay số cơ quan báo chí địa phương có tác phẩm dự thi loại hình báo in phong phú hơn, trải dài từ Bắc đến Nam, như Báo Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, v.v…

Loại hình Phát thanh - Truyền hình cũng gia tăng số lượng, chất lượng tác phẩm dự thi. Nhiều địa phương vùng khó, xa xôi như Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Cà Mau... gửi tác phẩm dự thi, thể hiện sức lan tỏa ngày càng rộng rãi của Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Về nội dung, các tác phẩm dự thi loại hình phát thanh, truyền hình đề cập đến những chủ trương lớn, như đổi mới chương trình, sách giáo khoa; biên chế giáo viên, thiếu giáo viên; chuyển đổi số; đào tạo tiến sĩ; đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116; văn hóa ứng xử học đường... Về hình thức, các tác phẩm dự thi được đầu tư bài bản, công phu, có sự sáng tạo trong cách thể hiện khiến cho tác phẩm dễ xem, dễ nghe hơn.

Hội đồng Sơ khảo của Giải được chia thành 3 tiểu ban: Tiểu ban Báo In, Tiểu ban Báo Điện tử, Tiểu ban Phát thanh - Truyền hình, làm việc độc lập để chấm 4 loại hình: Báo In; Báo Điện tử, Phát thanh, Truyền hình.

Sau nhiều buổi làm việc nghiêm túc, công tâm, Ban Giám khảo đã lựa chọn từ hơn 800 tác phẩm dự thi 81 tác phẩm vào chung khảo. Từ đó tiếp tục lựa chọn ra 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải; bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp Giáo dục, về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục. Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh đóng góp của ngành Giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, theo nhà báo Triệu Ngọc Lâm, trong 7 năm qua, Giải ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm, tham gia của các cơ quan báo chí trên cả nước. Thành công của Giải cũng cho thấy vai trò quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo.

Những năm tiếp theo, Giải mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên đến từ các cơ quan báo chí trung ương, địa phương trên cả nước. Về phía Ban tổ chức sẽ tiếp tục tìm tòi, đổi mới để Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” ngày càng có uy tín, chuyên nghiệp và có sức sống lâu dài.

Các tác phẩm phản biện có chất lượng tốt hơn so với những mùa trước

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải, nhà báo Triệu Ngọc Lâm khẳng định Ban Tổ chức luôn quan tâm đến các thầy cô. Bên cạnh hỗ trợ của Ban Tổ chức, những hỗ trợ từ công tác xã hội hóa, với sự lan tỏa từ tác phẩm, các thầy cô cũng nhận được sự quan tâm thiết thực từ đông đảo các nhà hảo tâm trong cả nước.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm chia sẻ một số câu chuyện cụ thể, trong đó có trường hợp cô Trà Thị Thu, giáo viên ở điểm trường Lang Lương - Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Cô là nhân vật trong tác phẩm “Lễ khai giảng xúc động trên đỉnh Ngọc Linh”, đoạt giải đặc biệt trong cuộc thi “Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2020.

Sau 4 năm trở thành nhân vật truyền cảm hứng trong cuộc thi “Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, điểm trường Tắk Pổ nơi cô Trà Thị Thu công tác có nhiều thay đổi, trong đó có phần quan trọng từ sự chia sẻ của bạn bè, đồng nghiệp và nhà hảo tâm trên cả nước. Từ lớp học bằng phên gỗ, nơi đây được nhiều nhà hảo tâm đến thăm, hỗ trợ kinh phí để sửa sang trường lớp, mua sắm trang thiết bị hiện đại. Những đứa trẻ thiếu thốn trăm bề cũng có quần áo mới, trắng tinh tươm đến trường.

Toàn cảnh cuộc họp báo

Toàn cảnh cuộc họp báo

Với câu hỏi, khi chấm liệu có sự “ưu ái” hơn so với các tác phẩm dự thi đến từ các cơ quan báo chí Trung ương, nhà báo Triệu Ngọc Lâm khẳng định tiêu chí cao nhất là “công bằng” và thông tin thêm: Năm nay, chất lượng tác phẩm từ các cơ quan báo chí địa phương rất tốt, thậm chí có nhiều tác phẩm tốt hơn các cơ quan trung ương. Bằng chứng là trong giải năm 2024, nhiều tác phẩm cơ quan báo chí địa phương đoạt giải và tỷ lệ cao hơn mùa giả năm trước.

Chia sẻ về những trăn trở của các nhà báo về phát triển báo chí số, bà Đỗ Thị Thu Hằng trao đổi, Ban tổ chức đã tính đến phương án những sản phẩm báo chí được đăng tải trên các nền tảng số, chuyên trang của các cổng thông tin.

Ban tổ chức sẽ thảo luận, tính toán phương án để bổ sung một số hạng mục về cơ cấu giải để bảo đảm tối ưu, nhằm khuyến khích, ghi nhận các tác giả, tác phẩm có tính sáng tạo cao. Nhưng cái gốc vẫn phải là tác phẩm báo chí chứ không phải bài truyền thông.

Cũng theo Phó Chủ tịch Hội đồng Chung khảo, năm nay có khoảng 30% tác phẩm có tính phản biện. Đây là những tác phẩm kỹ, sâu, chất lượng tốt, có tính xây dựng cao. Nhìn chung, các tác phẩm phản biện có chất lượng tốt hơn nhiều so với những mùa trước.

Năm 2024, Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam nhận các tác phẩm bằng tiếng Việt ở 4 loại hình: báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình; được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng kể từ ngày 5.9.2023 đến ngày 5.9.2024.

Một tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được trao Giải đặc biệt (được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Ngoài ra, mỗi loại hình có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và một số giải Khuyến khích; cùng với đó là 2 nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải.

Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024 sẽ được tổ chức vào sáng 16/11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Giáo dục

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới
Giáo dục

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới

Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, trước thay đổi mạnh mẽ kinh tế - xã hội, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật đã bộc lộ bất cập, đòi hỏi cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Giáo dục

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sau 5 năm và trọn chu trình triển khai ở tất cả lớp học, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá đã tạo chuyển biến tích cực đối với giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, cả ưu điểm và tồn tại, hạn chế, để phát triển, hoàn thiện chương trình, thực hiện tốt nhất mục tiêu đổi mới giáo dục.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro
Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục mở mới một số chương trình đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Trong đó có ngành đào tạo nhân lực tham gia vận hành hệ thống metro, sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt cao tốc….

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự
Giáo dục

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự

GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, một điểm mới đáng chú ý của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là môn Ngữ văn có thể sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi xây dựng đề thi. Điều này giúp đánh giá khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn bản của học sinh trong tình huống thực tế, tránh học tủ, học thuộc lòng máy móc.

Ra mắt cuốn sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp GD-ĐT Việt Nam”
Giáo dục

Ra mắt cuốn sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp GD-ĐT Việt Nam”

Ngày 24.12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và gia đình cố GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức lễ ra mắt, giới thiệu sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam”.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương từ ngân sách
Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương từ ngân sách

Đây là thông tin được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết tại Hội thảo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại Đảng bộ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.