5 thay đổi lớn trong tuyển sinh của Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh vừa chính thức công bố phương án tuyển sinh bậc đại học chính quy năm 2025. So với năm trước, trường có 5 thay đổi lớn trong xét tuyển.

440.jpg
Phương thức xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức


Thứ nhất
, trường sẽ tuyển sinh theo 4 phương thức chính: xét tuyển thẳng với 10% chỉ tiêu; ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên với 10-20% chỉ tiêu; xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt với 40-50% chỉ tiêu.

Phương thức xét tuyển dựa trên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với 20-40% chỉ tiêu dành cho các ngành có sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, hoặc chiếm 70-80% chỉ tiêu cho những ngành không sử dụng điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Năm 2025, trường sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) như những năm trước, chỉ giữ lại những điều kiện ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào để đáp ứng các yêu cầu theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ hai, ở phương thức xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức. Cụ thể, năm 2025 là năm thứ 4 trường tổ chức kỳ thi này với quy mô tăng và có một số điều chỉnh về nội dung bài thi để phù hợp theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Trong đó, phần nội dung kiến thức chiếm 70-80% là chương trình lớp 12, còn lại là chương trình lớp 10 và 11.

836.jpg
Điều chỉnh tổ hợp xét tuyển phù hợp theo các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bên cạnh tổ chức tại cơ sở chính của trường ở TP. Hồ Chí Minh, kỳ thi sẽ được mở rộng tổ chức tại Trường đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh và một số trường đại học khác tại TP. Hồ Chí Minh đang dự kiến ký kết dùng chung kết quả. Ngoài ra, kết quả thi còn tiếp tục được sử dụng trong xét tuyển ở một số trường đào tạo sư phạm trên cả nước. Bên cạnh đó, số đợt thi cũng dự kiến tăng lên ở một số địa phương có đặt điểm thi để tạo thuận lợi cho thí sinh.

Ngoài ra, trường sẽ bỏ phương thức xét kết hợp giữa điểm thi đánh giá năng lực và điểm học bạ. Thay vào đó là sử dụng xét tuyển độc lập cho hơn 30 ngành học.

Kỳ thi được tổ chức với 6 bài thi, gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh. Để xét tuyển, thí sinh cần thi tối thiểu 2 môn theo tổ hợp do trường quy định ở từng ngành. Điểm xét tuyển gồm một môn chính nhân hệ số 2 cộng với điểm môn còn lại trong tổ hợp.

Thứ ba, trường sẽ điều chỉnh tổ hợp xét tuyển phù hợp theo các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Trong đó, loại bỏ các tổ hợp có bài thi không còn phù hợp như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội… Thay vào đó sẽ thêm mới các tổ hợp có môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Thứ tư, dự kiến tuyển sinh 8 ngành đại học tại phân hiệu tỉnh Long An gồm: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Sư phạm toán học, Sư phạm ngữ văn, Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm Lịch sử - địa lý và một ngành cao đẳng là Giáo dục mầm non. Trong đó, có 2 ngành mới so với năm 2024 là Giáo dục quốc phòng - an ninh, Sư phạm Lịch sử - Địa lý.

Phân hiệu tại tỉnh Gia Lai dự kiến tuyển sinh 3 ngành đại học là Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm khoa học tự nhiên và một ngành cao đẳng là Giáo dục.

Thứ năm, trong đối tượng ưu tiên xét tuyển, trường sẽ bổ sung đối tượng cho học sinh tất cả các lớp của Trường trung học trực thuộc Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Riêng ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh, trường sẽ bổ sung kỳ thi năng khiếu về Giáo dục quốc phòng - an ninh. Tổ hợp xét tuyển sẽ gồm một môn thi văn hóa được lấy từ kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2025 và 2 môn năng khiếu.

Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.