5 dấu mốc quan trọng

Nhìn lại lịch sử 35 năm hình thành và phát triển của Báo Đại biểu Nhân dân có thể khái quát qua 5 dấu mốc quan trọng, gắn với quá trình đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, ngày càng thực chất và hiệu quả.

Nơi đại biểu trao đổi kinh nghiệm, chuyên gia đóng góp sáng kiến, cử tri gửi gắm nguyện vọng

Với tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ 6 và theo yêu cầu của nhiều đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, ngày 5.10.1988, tập san Thông tin Quốc hội được đổi tên thành tập san Người Đại biểu Nhân dân, trở thành cơ quan ngôn luận của hệ thống cơ quan dân cử cả nước và phát hành rộng rãi để phục vụ đông đảo bạn đọc.

Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng ký duyệt măng - sét Báo Đại biểu Nhân dân
Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng ký duyệt măng-sét Báo Đại biểu Nhân dân

Trong thư gửi Ban Biên tập tập san Người Đại biểu Nhân dân nhân dịp ra số đầu tiên, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công mong muốn: “Tập san phải là nơi để các đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp gửi gắm những tình cảm và suy nghĩ của mình, trao đổi về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn hoạt động ở các ngành và các địa phương; là nơi để các nhà hoạt động xã hội, các chuyên gia nghiên cứu có thể đóng góp sáng kiến với Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và hệ thống cơ quan dân cử; là nơi để nhân dân có thể phản ánh những nguyện vọng, thắc mắc và ý kiến xây dựng của mình”.

Bắt tay vào làm số đầu tiên, tòa soạn chỉ… có 2 người, đặt bài cộng tác viên từ Trung ương đến địa phương. Ban đầu tập san ra 2 tháng 1 kỳ, gặp không ít khó khăn, song cũng dần ổn định, đến lúc ra tháng 3 kỳ.

Toàn tâm toàn ý nhìn về một hướng

Đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng, ngày 1.1.2002, tuần báo Người Đại biểu Nhân dân ra mắt bạn đọc. Là tiếng nói của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân, Báo Người Đại biểu Nhân dân được kỳ vọng “góp phần phát hiện và lý giải những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, ý kiến cử tri, đưa đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống” (trích thư của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An ngày 1.1.2002).

Mặc dù chưa mở rộng đối tượng ra cử tri, nhưng với hàng chục nghìn đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, tuần báo vẫn có dư địa lớn để phát triển. Nguyên Tổng Biên tập Hồ Anh Tài vẫn nhớ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu khi ấy băn khoăn, rằng ra báo thì được thôi, nhưng liệu nó có đứng được không, ông trả lời ngay: đứng được! Và thực tế đã chứng minh điều đó.

Ngày 1.1.2006, Người Đại biểu Nhân dân thành nhật báo, từ khổ A3 chuyển sang khổ lớn (A2) như hiện nay. Mục tiêu của tờ báo là phấn đấu cho một xã hội dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo nguyên Tổng Biên tập Hồ Anh Tài, từ quy định hoạt động chính yếu của cơ quan dân cử là ở nghị trường, nên phương pháp thể hiện của Báo Người Đại biểu Nhân dân khi ấy chủ yếu phản ánh sự bàn luận, cọ xát của đại biểu Quốc hội tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kỳ họp của Quốc hội, cũng như các hoạt động của Hội đồng Nhân dân (phương pháp salon hóa). Thực tế của tờ báo là thực tế ở Quốc hội, ở diễn đàn Hội đồng Nhân dân. Tỷ lệ các bài viết trên báo là 50 - 50. Theo đó, 50% bài viết về hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; 50% bài viết còn lại bổ sung thông tin, kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế - xã hội, văn hóa - văn nghệ… phục vụ đại biểu trong quá trình đưa ra các quyết sách.

Chọn cách làm phù hợp, bám sát hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, tập hợp được đội ngũ cùng nhìn về một hướng, toàn tâm toàn ý với tờ báo, Người Đại biểu Nhân dân ngày càng khẳng định vị trí của mình. “Có giai đoạn tờ báo xuất hiện khả năng định hướng thông tin về các dự án luật, pháp lệnh và những vấn đề quan trọng của đất nước. Có đại biểu Quốc hội ghi lại những vấn đề được đề cập trên Báo Người Đại biểu Nhân dân để phát biểu trên hội trường” - nguyên Tổng Biên tập Hồ Anh Tài nhớ lại.

Đĩnh đạc và chính danh

Hoạt động của cơ quan dân cử, đặc biệt của Quốc hội Khóa XI, XII có bước tiến khá nhanh, vững chắc, tiệm cận với sinh hoạt nghị viện của các nước trên thế giới: cọ xát, đấu tranh để tìm ra đâu là cái tốt nhất, hay nhất, làm lợi cho đất nước và cho nhân dân. Theo nguyên Tổng Biên tập Hồ Anh Tài, “sinh hoạt của Quốc hội đã tạo chuyển biến trong nhận thức và tinh thần của dân chúng, đến mức lôi kéo mọi người đến trước truyền hình, đến bên đài phát thanh mỗi khi Quốc hội họp, và nói chuyện về những gì diễn ra trên nghị trường. Ở địa phương cũng vậy, dân chúng muốn xem hoạt động Hội đồng nhân dân nói về mình như thế nào, trong nội dung các kỳ họp có đề cập đến những vấn đề nóng bỏng mà cuộc sống đang đặt ra hay không… Dường như chưa bao giờ trong xã hội có chuyển biến tinh thần nhanh và ghê gớm như thế”.

"Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo Đại biểu nhân dân là sự kiện đáng ghi nhớ. Kể từ nay, sau khi chính thức ra mắt về tổ chức, vấn đề không phải là Báo được nâng cấp từ loại II lên loại I mà quan trọng là quyền uy và uy tín của tờ báo".

Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng

Trong bối cảnh đó, yêu cầu phải nâng cấp Báo Người Đại biểu Nhân dân là rất cần thiết, để báo thực sự là Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân và cử tri cả nước, đưa tiếng nói của Quốc hội đến với người dân một cách chính thống và nhanh nhất.

Ngày 16.10.2009, Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã ký duyệt măng - sét Báo Đại biểu Nhân dân. Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 816 về việc nâng cấp và đổi tên Báo Người Đại biểu Nhân dân thành Báo Đại biểu Nhân dân. Việc đổi tên báo, như Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng chia sẻ tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo Đại biểu Nhân dân ngày 12.11.2009, "là điều Ủy ban Thường vụ Quốc hội trăn trở rất lâu"; đồng thời giải thích: "Cái tên không phải chỉ là cái tên mà phải phản ánh linh hồn nào và nội hàm nào. Đại biểu Nhân dân là với hàm ý rộng hơn, cao hơn và tầm vóc lớn hơn. Hiến pháp quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Đại biểu Nhân dân hàm ý là một tổ chức, là Quốc hội, chứ không phải là từng cá nhân, con người cụ thể, nhưng vẫn bao gồm những cá nhân, con người cụ thể và thực hiện những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Đại biểu nhân dân là tiếng nói của Quốc hội".

Theo nguyên Tổng Biên tập Hồ Anh Tài, việc Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trao cho cán bộ, phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng Nhân dân và cử tri là “trao việc lớn phục vụ Quốc hội và các cơ quan dân cử, phục vụ nhân dân trong thời kỳ mới”.

Ngày 20.10.2009, Báo Đại biểu Nhân dân ra số đầu tiên. “Cuộc sống có mơ ước và có đỉnh cao, không phải đạt được mơ ước và đỉnh cao thì dừng lại. Sống xứng đáng với mơ ước, làm việc xứng đáng với đỉnh cao là lời hứa của tôi, của hơn 50 phóng viên, biên tập viên, cán bộ, đồng thời của hơn 600 cộng tác viên Báo Đại biểu Nhân dân với Chủ tịch Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội, và bạn đọc - lời hứa được bắt đầu từ số báo hôm nay, số báo ngày mai và các số báo sau này với tên gọi Đại biểu Nhân dân - Đĩnh đạc và chính danh” - phát biểu của Tổng Biên tập Hồ Anh Tài tại Lễ Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo Đại biểu Nhân dân, tháng 11.2009.

Sau khi được nâng cấp và đổi tên, ngày 5.11.2010, chính thức khai trương trang web báo điện tử Đại biểu Nhân dân tại địa chỉ: www.daibieunhandan.vn, đưa thông tin hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân đến độc giả, đưa tâm nguyện, kiến nghị của cử tri và nhân dân đến Quốc hội kịp thời hơn, rộng rãi hơn. Từ đó đến nay, báo điện tử Đại biểu Nhân dân không ngừng được nâng cấp về hạ tầng kỹ thuật, cải thiện giao diện, nâng cao chất lượng nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng. Bắt kịp xu thế, Báo Đại biểu Nhân dân hiện cũng đã xây dựng được hệ sinh thái số, đưa thông tin lên các nền tảng mạng xã hội, vẫn giữ vững tiêu chí “sang trọng và đĩnh đạc”.

Truyền thống của Báo Đại biểu Nhân dân là “bền bỉ và quyết liệt phấn đấu, tạo dựng và đạt được ước mơ về chỗ đứng trong hàng ngũ báo chí cách mạng Việt Nam”. Niềm tin của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân và cử tri càng lớn bao nhiêu thì Báo Đại biểu Nhân dân phải trưởng thành bấy nhiêu. Truyền thống ấy vẫn đang được lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Đại biểu Nhân dân gìn giữ và phát huy, để xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng.

Quốc hội và Cử tri

Quang cảnh hội thảo
Diễn đàn Quốc hội

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác dân nguyện

Nhấn mạnh việc thực hiện có hiệu quả công tác dân nguyện góp phần khẳng định bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời thể hiện rõ nét tính chất dân chủ của xã hội, để đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến hết năm 2030, tầm nhìn 2045, các đại biểu tại Hội thảo “Thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV” cho rằng, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác dân nguyện.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy
Diễn đàn Quốc hội

Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ nhằm trục lợi chính sách

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024 đã bổ sung phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động chế biến khoáng sản, nhằm thực hiện giải pháp phòng, chống lãng phí trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hoặc nhà máy chế biến khoáng sản khi chưa xác định rõ nguồn nguyên liệu của dự án, hạn chế đầu cơ, giữ mỏ nhằm trục lợi chính sách.

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc
Chính sách và cuộc sống

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc

Tháng 11 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lấy ý kiến để triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Sau đó không lâu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 5 dự án này.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Rút ngắn nhất "đường đi" của luật vào cuộc sống

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 Sở với vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong tham mưu, xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi hành Luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 12.2024, Lâm Đồng vẫn còn “nợ” 16 danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền ban hành.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm an toàn phòng cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất

Đa số các vụ cháy, nổ xảy ra có nguyên nhân chưa bảo đảm an toàn về điện. Do đó, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 đã quy định cụ thể, đầy đủ hơn về bảo đảm điều kiện an toàn phòng cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, thiết bị điện và đơn vị bán lẻ điện.

Nhà ở xã hội. Nguồn: ITN
Chính sách và cuộc sống

Niềm vui về nhà ở xã hội

Phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội không có nghĩa là xập xệ, không có nghĩa là chỗ nào không làm nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước về đất đai, có sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn và hỗ trợ của các chủ thể khác. Với các hình thức thuê, mua và thuê mua, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, xanh, sạch, đẹp, đầy đủ hạ tầng giao thông, hạ tầng điện nước, viễn thông, y tế, giáo dục, hạ tầng xã hội thiết yếu.

Quang cảnh hội thảo
Quốc hội và Cử tri

Phát huy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình lập pháp

Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV chuẩn bị bắt đầu bước vào năm cuối cùng, năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó có yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới. Tại Hội thảo “Thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội Khóa XV” các đại biểu cho rằng, để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, hoạt động lập pháp của Quốc hội cần tiếp tục được cải tiến, đổi mới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm của Chính phủ

Năm 2024 chưa kết thúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Đây là động thái quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động, đặt ra thách thức lớn nhưng cũng mở ra không ít cơ hội cho Việt Nam. Công điện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP, nhằm chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.

Joseph Mari Hồ Huệ Bá - giáo dân tiêu biểu "Kính Chúa yêu nước"
Quốc hội và Cử tri

Joseph Mari Hồ Huệ Bá - giáo dân tiêu biểu "Kính Chúa yêu nước"

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Từng là người giúp việc cho Chủ tịch Hoàng Quốc Việt, Trưởng Ban trù bị Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận, tôi có may mắn được tiếp xúc và làm việc với Joseph Mari Hồ Huệ Bá một số lần. Ấn tượng sâu sắc mà Cụ để lại trong tôi qua những lần tiếp xúc đó là tuy tuổi cao ngoài 80, sức yếu, song Cụ cực kỳ minh mẫn, trí nhớ vẫn tuyệt vời và cách diễn đạt ý tưởng ngắn, gọn, khúc triết, thu hút sự chú ý của người nghe.

Mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế
Quốc hội và Cử tri

Mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung một số quy định để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế như quy định về nguyên tắc khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế, tính thuế, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.

Kỳ vọng vào các động lực mới
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng vào các động lực mới

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 8,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 7,1%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội 11 tháng qua.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận
Lập pháp

Nhiều điểm mới với đối tượng thuộc diện chịu thuế VAT

Lời Tòa soạn: Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tiếp tục chuyên mục "Luật - Những điểm mới", Báo Đại biểu Nhân dân sẽ lần lượt đăng tải những nội dung và điểm mới căn bản của các đạo luật quan trọng này.

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.

Khu tái định cư Làng Nủ
Chính sách và cuộc sống

Làng Nủ mới và tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ"

Lễ khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức vào tuần sau. Vài ngày trước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 40 ngôi nhà tái định cư cho người dân sau 68 ngày xây dựng, vượt tiến độ 15 ngày. Những ngôi nhà tái định cư khang trang và vững chãi ở “Làng Nủ mới” không chỉ khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với người dân, nhất là những người ở vùng gặp thiên tai, khó khăn; mà còn minh chứng sống động cho những giá trị mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước và thể hiện rõ nét phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời bình.

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý

Đến thời điểm này, kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng kèm theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được rà soát, sửa đổi để bảo đảm không có “khoảng trống”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.