5 Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh tại Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025

Các Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024 vừa được được vinh danh tại Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về Kỹ thuật 2025 danh giá vì những phát minh kiến tạo nên công nghệ học máy hiện đại. Trước đó, nhiều chủ nhân giải thưởng VinFuture đã liên tiếp được giải thưởng Nobel vinh danh, đây là minh chứng về khả năng nhận diện sớm những công trình có tầm ảnh hưởng toàn cầu của Giải thưởng VinFuture.

Theo thông cáo của Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth, các nhà khoa học gồm GS. Yoshua Bengio, GS. Geoffrey Hinton, GS. John Hopfield, GS. Yann LeCun, ông Jensen Huang, TS. Bill Dally, và GS. Fei-Fei Li được vinh danh vì những đóng góp quan trọng tạo nên sự phát triển của học máy hiện đại - yếu tố then chốt dẫn đến tiến bộ vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI). Phần thưởng dành cho nhóm các nhà khoa học là 500.000 bảng Anh.

anh-1.jpg
GS. Yoshua Bengio, GS. Yann LeCun và TS. Bill Dally (từ trái qua) là ba trong số 7 nhà khoa học được vinh danh tại Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025. Trước đó, GS. Bengio và GS. LeCun, cùng với GS. Geoffrey Hinton, ông Jensen Huang và GS Fei-Fei Li đã được trao Giải thưởng Chính VinFuture 2024. Ảnh: Guardian

Giải thích về việc lựa chọn những nhà khoa học để vinh danh năm nay, Quỹ Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth cho biết họ muốn ghi nhận cả ba trụ cột cốt lõi của học máy hiện đại là thuật toán, phần cứng hiệu suất cao và bộ dữ liệu chất lượng.

Sự ghi nhận toàn diện này cũng trùng khớp với quyết định của Hội đồng Giải thưởng VinFuture khi trao Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD cho nhóm 5 nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực AI vào tháng 12.2024 vừa qua. Khi đó, các GS. Geoffrey Hinton, GS. Yann LeCun và GS. Yoshua Bengio được vinh danh nhờ những đóng góp mang tính cách mạng cho mạng nơ-ron và các thuật toán học sâu của. Bên cạnh đó, hiệu suất điện toán cũng được tăng lên nhanh chóng nhờ những tiến bộ được thúc đẩy bởi ông Jensen Huang trong việc sử dụng bộ xử lý đồ họa (GPU). Việc GS Fei-Fei Li tạo ra tập dữ liệu ImageNet đã thúc đẩy sự tiến bộ trong hệ thống nhận diện hình ảnh, giúp huấn luyện các mô hình học sâu ở quy mô lớn.

Không chỉ vinh danh các nhà khoa học kiệt xuất, điểm khác biệt của Giải thưởng VinFuture so với các phần lớn giải thưởng quốc tế nằm ở sự phát hiện và vinh danh những nhà tiên phong đưa khoa học vào đời sống để phụng sự nhân loại. VinFuture chính là giải thưởng khoa học quốc tế lớn đầu tiên vinh danh ông Jensen Huang – một nhân vật không đến từ giới học thuật, và GS. Fei-Fei Li, thể hiện tầm nhìn toàn diện của Hội đồng Giải thưởng VinFuture và phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, khi những thành tựu có tác động to lớn là thành quả từ sự kết hợp của nghiên cứu học thuật và ứng dụng thực tiễn.

GS. Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, cho biết đây chính xác là điều mà VinFuture hướng tới - một sự công nhận toàn diện cho những đóng góp từ mọi thành phần của hệ sinh thái khoa học công nghệ. Những đổi mới mang tính đột phá thường xuất phát từ sự giao thoa giữa nghiên cứu học thuật và phát triển công nghiệp. Chỉ khi các nhà khoa học và doanh nghiệp cùng chung tay mới có thể tạo ra những đột phá thực sự có ý nghĩa cho nhân loại.

anh-2.jpg
Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth chia sẻ tầm nhìn với Giải thưởng VinFuture khi vinh doanh toàn diện 3 trụ cột cốt lõi của học máy hiện đại, đồng thời vinh danh các đại diện đến từ ngành công nghiệp bên cạnh những nhà khoa học kiệt xuất. Ảnh: VinFuture

Tầm nhìn và sứ mệnh đúng đắn của Giải thưởng VinFuture ngày càng được củng cố vững chắc trong cộng đồng khoa học công nghệ thế giới, khi nhiều Chủ nhân Giải thưởng VinFuture tiếp tục được vinh danh ở những giải thưởng quốc tế lâu đời, đặc biệt là Giải Nobel. Năm 2023, TS. Katalin Karikó và GS. Drew Weissman, hai Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2021, được vinh danh với giải Nobel Y học cho công trình nghiên cứu về các biến đổi của nucleoside, tiền đề quan trọng cho sự ra đời của vắc-xin mRNA chống Covid-19.

Đến năm 2024, TS. Demis Hassabis (Anh) và TS. John Jumper (Hoa Kỳ) - Đồng chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture dành cho Nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực mới 2022 - được trao giải Nobel Hóa học vì tạo nên mô hình AI dự đoán cấu trúc protein. Cùng năm, GS. Geoffrey Hinton đã được vinh danh với Giải Nobel Vật lý 2024 cho những khám phá và phát minh nền tảng cho phép học máy bằng mạng nơ-ron nhân tạo. Theo GS. Friend, những sự vinh danh đó chính là minh chứng rõ nét nhất về khả năng nhận diện sớm những công trình có tầm ảnh hưởng toàn cầu của Giải thưởng VinFuture, mặc dù giải thưởng chỉ mới trải qua hơn 4 năm hoạt động.

Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về Kỹ thuật được phát động từ năm 2012 để tôn vinh những sáng kiến ​​kỹ thuật đột phá, mang lại lợi ích cho nhân loại toàn cầu. Đến nay đã có 26 nhà khoa học được vinh danh tại giải thưởng này. Các Chủ nhân Giải thưởng năm 2025 sẽ cùng chia sẻ phần tiền thưởng trị giá 500.000 bảng Anh.

Khoa học - Công nghệ

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giáo dục

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, hiệu ứng từ Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ tạo luồng gió mới và thời gian tới chắc chắn sẽ có chuyển động mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Toàn cảnh họp báo
Khoa học - Công nghệ

Xây dựng nền tảng cho Al tại Việt Nam với dữ liệu tiếng Việt mã nguồn mở

Sáng 14.3, tại Hà Nội, Meta, phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính tổ chức họp báo công bố chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al) tại Việt Nam.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn