5 biện pháp phòng ngừa bệnh cúm trong mùa nồm ẩm

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm (A/H1N1, A/H3N2, B, C) gây ra. Vi rút cúm lây lan nhanh qua đường hô hấp thông qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa Đông-Xuân do điều kiện thời tiết lạnh ẩm, thuận lợi cho vi rút phát triển.

Theo Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Kim Phụng - Tạ Thuỷ - Phương Hoài, Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện TWQĐ 108, thời gian gần đây, Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân cúm A nặng, trong đó đa số là người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền kết hợp và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.

Điển hình là 1 bệnh nhân nam, 83 tuổi (Hà Nội) có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, nhập viện ngày thứ 3 của bệnh với biểu hiện sốt cao đột ngột liên tục 39-39,5 độ C kèm theo mệt mỏi, ho khạc đờm, đau ngực và khó thở. Kết quả thăm khám và xét nghiệm, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh cúm A.

Mặc dù đã được điều trị thuốc kháng vi rút, kháng sinh chống bội nhiễm và kiểm soát bệnh lý nền, tuy nhiên tình trạng người bệnh tiến triển nặng dần, viêm phổi và suy hô hấp tiến triển phải hỗ trợ thở oxy tăng dần sau đó được đặt ống nội khí quản, thở máy và chuyển khoa Hồi sức truyền nhiễm điều trị hồi sức tích cực.

2efd935bd80a66543f1b-075538-120225-74.jpg
Nhiều bệnh nhân mắc cúm A có diễn biến nặng (Ảnh: BVCC)

Người mắc bệnh cúm mùa thường có các triệu chứng điển hình như: Sốt cao, thường trên 38°C, có thể kèm theo gai rét hoặc rét run; Đau đầu, đau mỏi cơ, toàn thân, mệt mỏi, chán ăn; Ho khan hoặc ho có đờm, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi; Trường hợp nặng có thể gây viêm phổi – phế quản dẫn đến suy hô hấp; tổn thương và suy đa tạng, tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo đó, đối tượng nguy cơ cao dễ bị biến chứng là trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi; người mắc bệnh mạn tính (tim, phổi, thận, tiểu đường, suy giảm miễn dịch) và phụ nữ mang thai.

Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Kim Phụng - Tạ Thuỷ - Phương Hoài, Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện TWQĐ 108 đã đưa ra đã đưa ra 5 biện pháp phòng ngừa chủ động như sau:

Tiêm vaccine cúm hàng năm

Vaccine là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.

Khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao: nhân viên y tế, trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai.

Thời điểm tiêm tốt nhất: Trước mùa dịch (tháng 3–4 hoặc 10–11).

Vệ sinh cá nhân và môi trường

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.

Che miệng khi ho/hắt hơi bằng khăn giấy/khuỷu tay, bỏ khăn đúng nơi quy định.

Đeo khẩu trang ở nơi đông người, khi tiếp xúc với người bệnh.

Vệ sinh nhà cửa, lau chùi vật dụng bằng hóa chất diệt khuẩn.

Tăng cường sức đề kháng

Ăn uống đủ chất: Bổ sung vitamin C, kẽm, rau xanh, trái cây.

Giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, tránh ăn uống đồ lạnh.

Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc.

Hạn chế tiếp xúc nguồn lây

Tránh tụ tập đông người khi có dịch.

Giữ khoảng cách tối thiểu 1–2m với người nghi nhiễm.

Cách ly người bệnh tại phòng riêng, đeo khẩu trang khi chăm sóc.

Xử lý khi nghi ngờ mắc cúm

Không tự ý dùng thuốc kháng virus (ví dụ: Tamiflu) hoặc thuốc kháng sinh. Cần đi khám bệnh, tham vấn và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo dõi sát triệu chứng của bệnh: Nếu sốt cao không hạ, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh và theo dõi điều trị.

Cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang để tránh lây lan.

Theo TS.BS Vũ Viết Sáng, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện TWQĐ 108, phòng bệnh cúm không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần kiểm soát dịch trong cộng đồng. Hãy:

- Chủ động tiêm vắc xin.

- Tuân thủ vệ sinh và giữ khoảng cách an toàn.

- Liên hệ trạm y tế địa phương khi cần tư vấn hoặc có dấu hiệu bệnh.

Sức khỏe

Bệnh viện Bạch Mai: Người dân đặt lịch khám chỉ cần đến trước 15 phút sẽ được khám bệnh
Sức khỏe

Bệnh viện Bạch Mai: Người dân đặt lịch khám chỉ cần đến trước 15 phút sẽ được khám bệnh

Đó là một trong những mục tiêu mà Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đặt ra trong năm 2025. Theo đó, người bệnh có hẹn lịch sẽ được khám sau 15 phút có mặt tại bệnh viện và nhóm người bệnh có yêu cầu khám, hội chẩn với chuyên gia nước ngoài sẽ được thực hiện ngay.

Bệnh nhân tuyến giáp không nhất phải khám vào buổi sáng
Sức khỏe

Bệnh nhân tuyến giáp không nhất phải khám vào buổi sáng

Để giúp người bệnh tuyến giáp đồng hành cùng các cơ sở y tế trong nỗ lực giảm tải và đỡ vất vả cho chính người bệnh  trong quá trình khám bệnh, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai đã phân tích và đưa ra lời khuyên để mọi người lựa chọn thời gian thăm khám trong ngày cho phù hợp.

Toàn cảnh Hội thảo
Sống khỏe

Tạo hành lang pháp lý cho “liệu pháp” tế bào và gene trong y khoa

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm y tế từ liệu pháp tế bào, gene, tế bào gốc… để chăm sóc sức khỏe của người dân nước ta rất lớn, nhiều người phải ra nước ngoài để thực hiện các kỹ thuật và sử dụng các sản phẩm này; đại diện doanh nghiệp cho rằng, dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cần kiến tạo hành lang pháp lý cho vấn đề này.

Trẻ bị cúm có nên dùng Tamiflu điều trị?
Sức khỏe

Trẻ bị cúm có nên dùng Tamiflu điều trị?

Tamiflu đã được phê duyệt sử dụng vào năm 1999 để sử dụng cho trẻ em từ 2 tuần tuổi trở lên. Mặc dù, các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ nên được coi là an toàn để sử dụng, tuy nhiên cha mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc.

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng
Tin tức

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway - Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Bị đình chỉ hoạt động, cơ sở nha khoa vẫn ngang nhiên nhận khách
Sức khỏe

Bị đình chỉ hoạt động, cơ sở nha khoa vẫn ngang nhiên nhận khách

Sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân về tình trạng hàng loạt thẩm mỹ viện, cơ sở nha khoa không phép ngang nhiên hoạt động, Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở nha khoa Chi Lăng (số 14 Trần Nhân Tông, phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột).

Khám bệnh, phát thuốc cho người dân Yên Sơn, Tuyên Quang
Sức khỏe

Khám bệnh, phát thuốc cho người dân Yên Sơn, Tuyên Quang

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 2025), trong các ngày 16 và 17.2 tại xã Tân Long (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp cùng Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang tổ chức Chương trình Khám bệnh, tặng quà, phát thuốc miễn phí cho hơn 500 người dân địa phương.

Đình chỉ hoạt động hàng loạt cơ sở của Thẩm mỹ quốc tế Linh Anh vì can thiệp trái phép vào cơ thể người
Sức khỏe

Đình chỉ hoạt động hàng loạt cơ sở của Thẩm mỹ quốc tế Linh Anh vì can thiệp trái phép vào cơ thể người

Quảng cáo là "địa chỉ làm đẹp tin cậy số 1 Việt Nam", có đại sứ thương hiệu là hoa hậu...Tuy nhiên, thời gian gần đây hàng loạt cơ sở của Thẩm mỹ quốc tế Linh Anh tại nhiều địa phương đã bị đình chỉ hoạt động vì hành vi can thiệp trái phép vào cơ thể người.

TP. Cần Thơ kiến nghị sử dụng nguồn vốn Trung ương để tái khởi động Bệnh viện Ung bướu
Sức khỏe

TP. Cần Thơ kiến nghị sử dụng nguồn vốn Trung ương để tái khởi động Bệnh viện Ung bướu

Do Hiệp định vay vốn ODA Hungary hết thời hạn vào tháng 7.2022 và không được gia hạn hay ký mới hiệp định vay dẫn đến không đủ cơ sở gia hạn hiệu lực của hợp đồng thương mại; do đó, Sở Y tế TP. Cần Thơ (chủ đầu tư) kiến nghị Chính phủ sử dụng nguồn vốn Trung ương thay nguồn vốn vay để tái khởi động dự án Bệnh viện Ung bướu TP. Cần Thơ sau 3 năm bị tạm ngưng xây dựng.