4 vấn đề lớn mà Quốc hội khóa mới của Mỹ phải giải quyết

Sáng 5.11 giờ địa phương (chiều tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ chính thức bắt đầu với các điểm bỏ phiếu ở các bang New York, New Jersey và Virginia mở cửa đón cử tri. Ngoài lựa chọn tổng thống, cử tri Mỹ trong Ngày Bầu cử còn bỏ phiếu bầu lại toàn bộ Hạ viện và hơn 30 ghế Thượng viện. Quốc hội mới sẽ phải giải quyết nhiều việc vào năm tới, từ việc cắt giảm thuế và tài trợ chăm sóc sức khỏe đến việc ngăn chặn vỡ nợ và đóng cửa chính phủ. Sau đây là bốn vấn đề lớn mà Quốc hội khóa 119 sẽ phải giải quyết.

Các khoản cắt giảm thuế của Trump sắp kết thúc

Các phần chính trong Luật Thuế năm 2017 của cựu Tổng thống Donald Trump với tổng trị giá 3,3 nghìn tỷ USD sẽ hết hạn vào cuối năm 2025. Khả năng những nội dung này có được gia hạn hay không phụ thuộc vào đảng nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5.11.

z6001015088777-d180badb617a1c07bbff52ec69b13523.jpg
Nguồn: Getty Images

Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Quốc hội khóa mới. Nếu các điều khoản hết hạn không được tiếp tục gia hạn, mức khấu trừ tiêu chuẩn cho người nộp thuế sẽ bị giảm một nửa, mức thuế suất cao nhất cho những người có thu nhập cao nhất sẽ tăng từ 37% lên 39,6% và mức giảm trừ đối với thuế bất động sản cũng bị giảm một nửa, cùng với những thay đổi khác.

Cựu Tổng thống Trump đã nói rằng ông muốn gia hạn hoàn toàn các khoản giảm thuế sắp hết hạn đối với tất cả các mức thu nhập và muốn cắt giảm thuế sâu hơn. Trong khi đó, Phó Tổng thống Harris và đảng Dân chủ cho biết họ muốn gia hạn các khoản giảm thuế đối với tầng lớp trung lưu và thu nhập thấp, tức là những người thu nhập từ 400.000 USD trở xuống trong khi sẽ chấm dứt giảm trừ thuế cho những người Mỹ giàu có nhất.

Một vấn đề khác đang bị đe dọa là khoản khấu trừ cho thuế tiểu bang và địa phương, được gọi là "SALT", mà cựu Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa đã giới hạn ở mức 10.000 USD trong luật năm 2017. Sau năm 2025, giới hạn này sẽ bị dỡ bỏ. Ông Trump đã dao động về vấn đề này, trong khi các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ quyết tâm dỡ bỏ giới hạn SALT, điều này ảnh hưởng không cân xứng đến người Mỹ ở các tiểu bang xanh (ủng hộ Dân chủ) có mức thuế cao như California và New York.

Trợ cấp theo Obamacare hết hạn, đe dọa tăng phí bảo hiểm

Các khoản trợ cấp trên cơ sở Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (ACA - còn được gọi là Obamacare) được đảng Dân chủ thông qua vào năm 2021 sẽ hết hạn vào cuối năm 2025. Nguồn tài trợ này mở rộng tín dụng thuế bảo hiểm để đảm bảo rằng người Mỹ có thể mua một gói chăm sóc sức khỏe trên các sàn giao dịch Obamacare với mức giá không quá 8,5% thu nhập của họ.

Câu hỏi hiện nay là khoản trợ cấp này có được gia hạn không? Nếu hết hạn, nhiều người Mỹ sẽ thấy phí bảo hiểm của họ tăng đột biến, điều này có thể gây áp lực buộc Quốc hội phải hành động. Theo phân tích năm 2022 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, việc tiếp tục duy trì khoản trợ cấp ước tính sẽ tốn khoảng 25 tỷ USD mỗi năm.

Kết quả ra sao sẽ phụ thuộc vào kết quả bầu cử. Bà Harris đã kêu gọi gia hạn trợ cấp và bảo vệ ACA năm 2010, một di sản quan trọng của đảng Dân chủ được Tổng thống Barack Obama ký ban hành. Nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng ở cả Nhà Trắng và Đồi Capitol, có thể sẽ khó khăn hơn trong việc phê duyệt khoản trợ cấp. Ông Trump từ lâu luôn muốn làm sáng tỏ ACA và đã kêu gọi thay thế đạo luật này trong cuộc tranh luận vào tháng 9.

Cuộc chiến trần nợ công

Cuộc chiến trần nợ tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 1.1.2025 khi nước Mỹ chạm mức trần nợ công và buộc phải sử dụng "các biện pháp đặc biệt" để thanh toán các khoản chi ngân sách. Các biện pháp đó có khả năng kéo dài trong nhiều tháng và Bộ Tài chính sau đó sẽ công bố một ngày cụ thể mà Quốc hội phải hành động hoặc Chính phủ đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Cuộc chiến trần nợ công là một trong những điều kỳ lạ trên chính trường Mỹ: Quốc hội thường xuyên thông qua luật buộc chính phủ Hoa Kỳ phải vay tiền nhưng sau đó lại yêu cầu chính phủ phải bỏ phiếu riêng về việc có nên vay tiền hay không hoặc có nên vỡ nợ nghĩa vụ tài chính của quốc gia hay không, điều mà các nhà kinh tế cho rằng có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Trong hơn một thập kỷ rưỡi qua, cuộc chiến về trần nợ công ngày càng trở nên căng thẳng hơn ở Đồi Capitol, khi Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã nhiều lần đưa nước Mỹ đến bờ vực thẳm giữa những yêu cầu bảo thủ về việc cắt giảm chi tiêu như một điều kiện để chấp thuận nâng mức trần nợ.

Liệu có một cuộc chiến dữ dội khác vào năm sau không? Điều này phụ thuộc vào việc ai sẽ thắng cử.

Cuộc chiến ngân sách

Các khoản chi ngân sách cho các cơ quan chính của chính phủ liên bang sẽ hết hạn vào ngày 20.12.2024, buộc Quốc hội sắp mãn nhiệm phải giải quyết vấn đề này ngay sau cuộc bầu cử. Nhưng cho dù các nhà lập pháp có đẩy vấn đề này sang đầu năm 2025 hay đạt được thỏa thuận tài trợ đầy đủ vào cuối năm nay, Quốc hội mới sẽ vẫn phải quay trở lại vấn đề này, đàm phán lại quy mô tài trợ với tổng thống vào một thời điểm nào đó trong năm tới.

Các dự luật chi ngân sách cho chính phủ và các biện pháp tạm thời phải đạt được ít nhất 60 phiếu ủng hộ của Thượng viện. Điều này thường khiến việc duy trì hoạt động của chính phủ là nỗ lực chung của lưỡng đảng bất kể ai kiểm soát Quốc hội hay Nhà Trắng. Nhưng các ưu tiên có thể rất khác nhau tùy thuộc vào đảng nào thắng cử. Một nhóm đảng viên Cộng hòa cực hữu tại Hạ viện cùng với Donald Trump đã thúc giục đóng cửa chính phủ nếu họ không đạt được mục tiêu chi tiêu. Nếu họ nắm giữ ảnh hưởng vào năm tới, mọi thứ có thể trở nên hỗn loạn.

Cùng với các dự luật về ngân sách cho chính phủ là dự luật về chính sách nông nghiệp và thực phẩm, được thông qua 5 năm một lần. Dự luật gần đây nhất đã hết hạn vào năm 2023. Quốc hội tiếp theo sẽ phải đối mặt với thách thức là đạt được một thỏa thuận dài hạn về các vấn đề như trợ cấp nông nghiệp và phân phối thực phẩm.

Quốc tế

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: Ẩn số từ những bang chiến trường
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: Ẩn số từ những bang chiến trường

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào hôm nay, 5.11 (theo giờ địa phương) sẽ lãnh đạo một quốc gia có hơn 330 triệu người, nhưng cuộc đua gần như chắc chắn sẽ được quyết định bởi chỉ vài chục nghìn cử tri - một bộ phận rất nhỏ dân số - ở 7 bang được coi là chiến trường; kết quả ở 7 bang này sẽ tạo ra 128 kịch bản, trong đó 4 kịch bản sẽ phân định thắng thua chỉ bằng một phiếu đại cử tri.

Iran: Sẽ dùng vũ khí 'mạnh và phức tạp chưa từng có’ để đáp trả Israel
Quốc tế

Iran: Sẽ dùng vũ khí 'mạnh và phức tạp chưa từng có’ để đáp trả Israel

Iran cho biết, nước này đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công Israel bằng các đầu đạn mạnh hơn và các vũ khí chưa từng dùng trong 2 cuộc tấn công trước, sẽ huy động cả quân đội chính quy. Thông tin trên được tờ The Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Iran và một số nước đồng minh được thông báo về kế hoạch trên cho biết.

Mỹ đối phó với làn sóng tin giả trước giờ G
Quốc tế

Mỹ đối phó với làn sóng tin giả trước giờ G

Các thuyết âm mưu về gian lận bầu cử Mỹ chưa được kiểm chứng đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội với những hình ảnh giả mạo, bị cắt ghép về việc các phiếu bầu bị tiêu hủy, thông tin sai lệch về địa điểm bỏ phiếu… đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của cử tri Mỹ vào hệ thống bầu cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò cuối cùng của hai ứng cử viên tại các bang chiến trường
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò cuối cùng của hai ứng cử viên tại các bang chiến trường

Kết quả cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 được đài NBC News công bố ngày 3.11 cho thấy, cuộc đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang diễn ra vô cùng sát sao, với mỗi người nhận được 49% sự ủng hộ từ cử tri đã đăng ký.

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội
Việt Nam và các nước

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội

Chính phủ Canada vừa công bố Kế hoạch Mức độ nhập cư giai đoạn 2025 - 2027, nhằm làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số tạm thời trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định kinh tế và xã hội lâu dài. Sự thay đổi này đánh dấu nỗ lực đáng kể của chính quyền hiện tại trong việc thay đổi chính sách nhập cư, song cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về tác động lâu dài của kế hoạch đến lực lượng lao động và nền kinh tế của Canada.

 Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)
Nghị viện thế giới

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.

 Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ
Quốc tế

Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ

Các hoạt động lừa đảo trực tuyến đang làm thay đổi hồ sơ của nạn buôn người. Bối cảnh ngày càng phát triển của tuyển dụng lao động kỹ thuật số và các hoạt động xuyên biên giới được hỗ trợ bởi internet đã khiến cuộc chiến chống buôn người trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Tấm khiên pháp lý liên tục được hoàn thiện
Nghị viện thế giới

Tấm khiên pháp lý liên tục được hoàn thiện

Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tội phạm mua bán người. Quốc gia này đóng vai trò là cả nước nguồn, nước trung chuyển và nước đích đến đối với nạn nhân bị mua bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bị mua bán nhằm mục đích cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục. Chính vì vậy, ngay từ rất sớm, Thái Lan đã chú trọng xây dựng các khuôn khổ pháp lý và thành lập các cơ quan để trấn áp loại hình tội phạm này.

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha
Quốc tế

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha

Trận lũ quét tàn phá miền đông Tây Ban Nha đã khiến số người thiệt mạng tăng lên gần 160 người, ô tô chất đống trên đường, nhà cửa ngập bùn đất. Đây là thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong lịch sử hiện đại.

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Trong khi cả thế giới đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống ở cường quốc số một thế giới thì dường như điều này không quá được quan tâm ở Trung Quốc - với cảm giác rằng bất kể ai thắng, căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19
Quốc tế

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19

Rạng sáng 30.10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19 mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung. Sự kiện cho thấy Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thám hiểm không gian khi khẳng định sức mạnh vũ trụ của mình.

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Hồi tháng 9, người ta đã từng đặt câu hỏi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Khi được hỏi liệu ông thích Donald Trump hay Kamala Harris, ông Putin đã mỉm cười và nhướn mày, đồng thời khiến người nghe phải ngạc nhiên với câu trả lời hóm hỉnh của mình.