4 nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục dân tộc

Ngày 23.9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục dân tộc.

Cụ thể, theo Công văn số 5268/BGDĐT-GDĐT, nhiệm vụ chung đối với giáo dục dân tộc năm học 2024-2025 là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Rà soát, đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục để ưu tiên nguồn lực đầu tư kiên cố hóa trường lớp, thiết bị dạy học cho cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học, cơ sở giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với vùng đồng bào DTTS và miền núi; tăng cường các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường dự bị đại học.

Bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của DTTS; quan tâm giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh vùng đồng bào DTTS và miền núi; đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc, công tác thông tin, truyền thông về giáo dục dân tộc.

Thực hiện 4 nhiệm vụ cụ thể với giáo dục dân tộc

Bộ GD-ĐT đưa ra 4 nhiệm vụ cụ thể được hướng dẫn với giáo dục dân tộc năm học 2024-2025.

Nhiệm vụ thứ nhất là rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Trong đó, với các trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú, cần sắp xếp, tổ chức chỗ ăn, ở cho học sinh sao cho phù hợp, đúng quy định, thuận lợi để học sinh yên tâm học tập; đồng thời gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.

Thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh DTTS các cấp học đi học đúng độ tuổi. Tăng tỷ lệ học sinh hoàn thành các cấp học; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học.

7bc38bc1719ed7c08e8f.jpg
Học sinh dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Yên Bái đi học lại sau cơn bão số 3 (Ảnh: Quốc Việt)

Ưu tiên công tác rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trường, lớp, đặc biệt các trường ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất, gần sông suối để có kế hoạch, lộ trình, bổ sung, hoàn thiện các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em và học sinh.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào DTTS, miền núi, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhiệm vụ cụ thể thứ hai, Bộ GD-ĐT hướng dẫn là thực hiện chế độ, chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Chú trọng thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục vùng DTTS, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Thực hiện nghiêm túc chế độ cử tuyển với học sinh, sinh viên DTTS; chú trọng công tác xây dựng kế hoạch cử tuyển của địa phương gắn với sử dụng nguồn nhân lực theo địa phương, theo vùng.

Nhiệm vụ cụ thể thứ ba là thực hiện các hoạt động giáo dục đặc thù. Trong đó cần thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của các trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.

51bab40718c2be9ce7d3.jpg
Học sinh dân tộc Mông tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (Ảnh: Quốc Việt)

Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh về chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1898 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025", đảm bảo mục tiêu 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống về giới và bình đẳng giới, nội dung phù hợp với lứa tuổi.

Tổ chức tốt hoạt động lao động sản xuất cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh. Xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học,...

Khuyến khích triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp THPT.

Đối với công tác dạy học tiếng DTTS, tiếp tục triển khai trong các trường phổ thông và trung tâm GDTX theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15.7.2010 của Chính phủ và Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ngày 21.11.2021 của Bộ GD-ĐT, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương.

Triển khai Chương trình "Nâng cao chất lượng các môn học tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030".

Chú trọng dạy tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang công tác ở vùng DTTS, miền núi. Đồng thời thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức người DTTS học tiếng DTTS theo quy định hiện hành.

Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cụ thể thứ tư là tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc, truyền thông, thông tin về giáo dục dân tộc.

Cần tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc, chú trọng hoàn thiện hệ thống quản lí, chỉ đạo GD-ĐT ở các địa phương đông học sinh DTTS, bảo đảm Sở GD-ĐT phải có bộ phận đầu mối quản lí, chỉ đạo về GD-ĐT của địa phương.

db0fc9750d1cab42f20d.jpg
Cô, trò vùng cao bắt đầu năm học mới (Ảnh: Quốc Việt)

Tăng cường ứng dụng CNTT để xây dựng và quản lí cơ sở dữ liệu về GD-ĐT của địa phương theo mỗi cấp học và theo từng DTTS.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS, miền núi về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục; cơ sở vật chất thiết bị của cơ sở giáo dục.

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá các đơn vị về quản lý hoạt động giáo dục, về thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình, đảm bảo sự tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định tại Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23.3.2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Đối với công tác truyền thông, thông tin về giáo dục dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ GD-ĐT về đổi mới giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện chương trình chương trình giáo dục phổ thông 2018; các chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, MN.

Chủ động phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề truyền thông liên quan đến GD-DT; các vấn đề mang tính thời sự, đột xuất, xã hội quan tâm để nhân dân phối hợp, hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đồng hành cùng ngành Giáo dục.

Tăng cường truyền thông rộng rãi những tấm gương người tốt, việc tốt trong phát triển GD-DT, biểu dương những nỗ lực của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhằm khích lệ, động viên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong ngành giáo dục và xã hội.

Giáo dục

Hội đồng Giáo sư Nhà nước xử lý thế nào về ứng viên liên quan đến mua bán bài báo khoa học?
Giáo dục

Hội đồng Giáo sư Nhà nước xử lý thế nào về ứng viên liên quan đến mua bán bài báo khoa học?

PGS.TS Dương Nghĩa Bang, Phó Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết khi nhận được các đơn tố cáo hay ý kiến phản ánh về mua bán bài báo nói riêng và liên quan đến các tiêu chuẩn, tiêu chí trong hồ sơ ứng viên nói chung, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đều phân loại và chuyển đến các bên liên quan để xử lý hoặc xác minh làm rõ, trên cơ sở đó xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số
Giáo dục

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số

Trường PTLC Newton Vĩnh Phúc tiên phong trong việc trang bị cho học sinh những hành trang cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên số. Với chương trình đào tạo đẩy mạnh Ngoại ngữ và Tin học chất lượng cao, nhà trường không chỉ giúp học sinh thành thạo ngoại ngữ mà còn rèn luyện tư duy lập trình, sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"
Giáo dục

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"

Trước yêu cầu từ Kết luận 91 của Bộ Chính trị, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường không chỉ là một mục tiêu xa vời mà đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín
Giáo dục

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín

Với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao với trên 220 người có trình độ GS, PGS, TS, Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của lĩnh vực lâm nghiệp, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh
Giáo dục

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh

Sau sự việc phản ánh, sinh viên ăn cơm canh thừa, Ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai ngay việc chỉ đạo tất cả thầy cô của Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh ăn cùng sinh viên trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, nhà trường đã dán các QR code tại các khu ở của sinh viên để các em có thể trực tiếp phản ánh về các vấn đề trong trường.

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.