4 nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng thế giới năm 2024

4 nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng của thế giới và dẫn đầu Việt Nam với 3 lĩnh vực trong năm 2024 (lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, lĩnh vực Khoa học Môi trường, lĩnh vực Công nghệ thông tin).

Đợt xếp hạng lần này, website Research.com đã xem xét dữ liệu của gần 200.000 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.

Về phương pháp xếp hạng của Research.com, hệ thống đánh giá dựa trên chỉ số D-index của nhà khoa học. Đây là chỉ số H-index và số bài báo theo lĩnh vực của các nhà khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu của IEEE, ACL, Springer, AAAI, USENIX, Elsevier, ACM và LIPIcs. 

Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng của thế giới và dẫn đầu Việt Nam với 3 lĩnh vực trong năm 2024 gồm: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ; GS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Từ Bình Minh - lĩnh vực Khoa học Môi trường và PGS.TS Lê Hoàng Sơn - lĩnh vực Công nghệ thông tin.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong những nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu composite. Từ năm 2019 đến nay, ông liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) - đứng thứ 85 thế giới trong năm 2023.

GS.TS Phạm Hùng Việt và PGS.TS Từ Bình Minh đều đến từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. GS.TS Phạm Hùng Việt hiện là Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và An toàn thực phẩm, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh. 

PGS.TS Từ Bình Minh là nhà khoa học trong lĩnh vực hóa học. Chỉ trong hai năm 2019, 2020, nhóm nghiên cứu của ông đã công bố trên 20 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI uy tín, nhiều tạp chí trong số đó thuộc top 5% theo lĩnh vực chuyên sâu. Năm 2022, PGS.TS Từ Bình Minh cũng vào top nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn được biết đến là nhà khoa học trẻ tài năng với những công trình nghiên cứu ứng dụng cao, được các công ty công nghệ trong và ngoài nước đón nhận. Đặc biệt, có đến hơn nửa công trình nghiên cứu của ông được ứng dụng ở các nước đi đầu về khoa học công nghệ như Mỹ, Italy, Đức... Ông là gương mặt lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022, đồng thời được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2022.

4 nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội có tên trong bảng xếp hạng thế giới năm 2024 -0
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, GS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Từ Bình Minh và PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ảnh từ trái qua)

Research.com phân chia thành 26 lĩnh vực để xếp hạng. Trong 26 lĩnh vực này, năm 2024, có 10 lĩnh vực của Việt Nam được xếp hạng. Tuy nhiên, chỉ có 8 lĩnh vực - với 19 nhà khoa học là người Việt Nam đang công tác trong nước có tên trong bảng xếp hạng này.

Như vậy, nội lực với các lĩnh vực được xếp hạng có các nhà khoa học người Việt trong nước năm nay đã tăng lên 1 lĩnh vực và tăng thêm 5 nhà khoa học.

Trong đó, lĩnh vực Toán học lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng này với 2 tên tuổi là GS Ngô Việt Trung - Viện Toán học và GS Phan Quốc Khánh - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam. Các lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới đã liên tục tăng trưởng theo từng năm.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.