4 cách phòng tránh đột quỵ do trời nắng nóng

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng. Tuy nhiên, nguy cơ này thường gia tăng ở những người mắc các bệnh mạn tính.

Theo Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc, đột quỵ do nắng nóng là tình trạng đột quỵ xảy ra khi nắng nóng thúc đẩy các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ. Trong đó, nắng nóng gây đột quỵ hoặc sốc nhiệt, hai tình trạng này có các dấu hiệu tương tự nhau.

Nhiều người có thể nhầm lẫn, chủ quan khi bị đột quỵ và bỏ qua thời gian “vàng” cấp cứu đột quỵ (3 - 4,5 giờ đầu, có thể mở rộng lên 24 giờ hoặc hơn tùy trường hợp, thể loại đột quỵ và phương pháp kỹ thuật cấp cứu).

4 cách phòng tránh đột quỵ do trời nắng nóng -0
Nắng nóng có thể dẫn đến đột quỵ hoặc sốc nhiệt (Ảnh minh họa)

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng. Tuy nhiên, nguy cơ này thường gia tăng ở những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, rung nhĩ, béo phì…

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đột quỵ não khi trời nắng nóng kéo dài, ThS.BS Đỗ Đình Lượng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc chia sẻ, một số cách phòng tránh nắng nóng đột quỵ hiệu quả như sau:

Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ

Khám sức khỏe tổng quát hoặc tầm soát đột quỵ định kỳ là điều cần thiết giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ đột quỵ, từ đó có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.

Mục tiêu của việc tầm soát đột quỵ là dựa vào công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, máy móc hiện đại để phát hiện sớm các yếu tố tiềm ẩn đột quỵ như hẹp, tắc nghẽn mạch máu, phình, vỡ hay dị dạng mạch máu não và những bệnh lý nền khác có liên quan.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

- Uống đủ nước: Cơ thể cần được cung cấp từ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng mất nước, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông. Lưu ý rằng, nên dàn trải lượng nước uống trong 1 ngày và không nên uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn.

- Ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất: Ưu tiên bổ sung các loại rau củ quả, thực phẩm giàu chất béo tốt. Một số thực phẩm giàu chất béo tốt điển hình như quả bơ, các loại hạt, cá béo, quả oliu… có tác động làm giảm cholesterol giúp hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tăng huyết áp. Từ đó góp phần giảm nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng.

Khi thời tiết oi bức nên ưu tiên dùng thực phẩm giải nhiệt, uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng… để phòng tránh nguy cơ đột quỵ do nắng nóng

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt

Hạn chế để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời điểm từ 10 giờ đến 16 giờ giúp giảm nguy cơ bị sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng.

Nếu buộc phải ra hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian này, bạn nên mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành. Đặc biệt, đối tượng có sức khỏe kém, người từng bị đột quỵ hoặc đang mắc các bệnh lý tiềm ẩn đột quỵ (bệnh tim, tiểu đường, tăng huyết áp…) cần được ưu tiên làm việc và sinh hoạt trong môi trường râm mát, tránh ánh nắng gay gắt.

Bác sĩ khuyến cáo, cần tránh từ ngoài nắng đi vào phòng lạnh đột ngột vì có thể khiến mạch máu co lại đột ngột, tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ. Nên dùng điều hòa ở nhiệt độ an toàn từ 26 đến 28 độ C.

Rèn luyện thể chất

Mỗi người cần tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, từ đó góp phần bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ đột quỵ do nắng nóng. Đặc biệt, trong thời gian nắng nóng, cần ưu tiên các bộ môn tập luyện trong nhà và hạn chế các loại hình vận động ngoài trời.

Tư vấn

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota
Sức khỏe

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota

Để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF Việt Nam

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não
Sức khỏe

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não

PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh cho biết, di căn não là biến chứng thường gặp ở nhiều loại ung thư nhưng đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân ung thư phổi. Tuy nhiên, mọi người phải cẩn trọng để ý các triệu chứng để phát hiện căn bệnh này.

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng
Sức khỏe

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng

Thời gian gần đây, số ca bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng dẫn đến thủng tạng rỗng. Đây là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, suy đa tạng… thậm chí tử vong.

Căn bệnh khiến diễn viên Quý Bình vĩnh biệt khán giả ở tuổi 42 nguy hiểm như thế nào?
Sức khỏe

Căn bệnh khiến diễn viên Quý Bình vĩnh biệt khán giả ở tuổi 42 nguy hiểm như thế nào?

Ngày 06.3, diễn viên NSƯT Quý Bình được nhiều đồng nghiệp xác nhận đã qua đời ở tuổi 42 sau thời gian dài điều trị bệnh ung thư não, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng gia đình, bạn bè và người hâm mộ. Hơn một năm qua, diễn viên sinh năm 1983 gần như ở ẩn để chữa bệnh tại nhà riêng…

Bệnh nhân tuyến giáp không nhất phải khám vào buổi sáng
Sức khỏe

Bệnh nhân tuyến giáp không nhất phải khám vào buổi sáng

Để giúp người bệnh tuyến giáp đồng hành cùng các cơ sở y tế trong nỗ lực giảm tải và đỡ vất vả cho chính người bệnh  trong quá trình khám bệnh, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai đã phân tích và đưa ra lời khuyên để mọi người lựa chọn thời gian thăm khám trong ngày cho phù hợp.