4 bảo vật quốc gia mới được công nhận của Huế có gì đặc sắc?

Trong số 33 bảo vật quốc gia được công nhận đợt 13, năm 2024 theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg, Huế có 4 bộ hiện vật với 5 hiện vật, gồm: chuông Ngọ Môn, ngai hoàng đế Duy Tân, phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và cặp tượng rồng thời Thiệu Trị.

Chuông Ngọ Môn - tác phẩm mỹ thuật đặc sắc

Dưới thời Nguyễn, chuông đồng được đúc để sử dụng gắn liền với tất cả các nghi lễ cung đình. Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã ghi chép cụ thể điển lệ việc đúc chuông, cách thức, số lượng cũng như quy cách sử dụng của từng loại chuông trong “Đại Nam thực lục” tùy theo tích chất, vị trí và nội dung của từng nghi lễ.

472090187-1148087183988092-8931806663622344442-n.jpg
Chuông Ngọ Môn

Chuông Ngọ Môn là chiếc chuông duy nhất (độc bản) được đúc để đặt tại không gian là cổng chính, cổng ở phía Nam, cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế; được sử dụng vào các hoạt động mang tính chất hành chính. Chuông được coi là biểu tượng của vương triều phong kiến.

Chuông Ngọ Môn là một tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của ngành điêu khắc, hội họa, kỹ nghệ đúc đồng thời Minh Mạng (1820 - 1841) nói riêng và triều Nguyễn (1802-1945) nói chung.

Cùng với Cửu đỉnh, chuông Ngọ Môn là một trong những bảo vật bằng đồng được đúc dưới thời Minh Mạng hiện hữu tại Đại Nội Huế.

Ngai hoàng đế Duy Tân - sự đa dạng của nghệ thuật điêu khắc gỗ

Hoàng đế Duy Tân lên ngôi ngày 28.7 năm Đinh Mùi (5.9.1907), là hoàng đế thứ 11 của triều Nguyễn (1802 - 1945) khi mới 7 tuổi. Để phù hợp với vóc dáng của hoàng đế, triều đình đã cho đặc chế chiếc ngai với kích thước nhỏ dùng trong lễ đăng quang của nhà vua.

472236550-1148202457309898-3595497158860276098-n.jpg
Ngai hoàng đế Duy Tân

So sánh về kích thước với “Ngai hoàng đế triều Nguyễn tại điện Thái Hòa” (hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2015) thì “Ngai hoàng đế Duy Tân” nhỏ hơn. Có thể khẳng định rằng, với bối cảnh lịch sử cũng như nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm mô tả như bên trên thì ngai hoàng đế Duy Tân đang được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là hiện vật gốc độc bản.

Cũng tùy theo vị trí các kiểu thức, hoa văn trang trí trên ngai mà áp dụng kỹ thuật sơn, thếp vẽ vàng, chạm nổi hay chạm lộng, phần nào thể hiện sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật điêu khắc gỗ cũng như bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đương thời.

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng - kiệt tác của kỹ nghệ chạm khắc đá

Đây là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của hoàng đế Minh Mạng thể hiện thông qua bài thơ Ngự chế và bài Minh được khắc trên 2 mặt của phù điêu.

472206066-1148087263988084-3026875367579312147-n.jpg
Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng

Cho đến nay, theo nghiên cứu của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, chưa có cá nhân, tổ chức, đơn vị nào công bố thông tin về một hiện vật có đặc điểm mô tả, các thông số, hiện trạng như hiện vật (được miêu tả bên trên) mà Bảo tàng đang lưu giữ.

Hiện vật “Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng” là một kiệt tác tiêu biểu, độc đáo; không chỉ thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá mà còn thể hiện trình độ, kỹ thuật điêu khắc gỗ của các nghệ nhân dưới thời Nguyễn

Tượng rồng - đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng

Tượng rồng thời Thiệu Trị là bộ hiện vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa. Tượng rồng là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc “kim ấn bảo tỉ” được đúc dưới các triều từ Minh Mạng đến Thiệu Trị với kiểu thức “… hình con rồng quấn”.

Đây có thể xem là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng và trình độ tạo dáng trong thẩm mỹ của nghệ nhân điêu khắc dưới thời Nguyễn.

472261823-1148087313988079-5266241450941536710-n.jpg
Tượng rồng thời Thiệu Trị

“Tượng rồng” nguyên được đặt trước hiên điện Càn Thành - không gian sinh hoạt và làm việc hàng ngày của nhà vua. Thông qua hình ảnh rồng đặc trưng triều Nguyễn, với các motif (long ẩn vân, hoa cúc - mặt trời, hình xoáy…) và hoa văn trang trí (mây, đao lửa, hồi văn chữ công…) mang ý nghĩa biểu trưng với vai trò “thiên tử”, mang “thiên mệnh” thể hiện quyền lực vững mạnh của vương quyền cùng khát vọng đất nước thái hoà, thịnh trị, nhân dân thái bình, ấm no …

Văn hóa - Thể thao

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.