3 nghệ sĩ tổ chức triển lãm tri ân Hà Nội

Họa sĩ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt cho biết sẽ tổ chức triển lãm tri ân nơi họ sinh ra và lớn lên - Hà Nội.

3 khuôn mặt, 3 chất liệu và 3 hình thức thể hiện

Triển lãm "Mặt Khác - Otherwise", trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi của họa sĩ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt, dự kiến khai mạc ngày 13.9 tại Hội Quán Quảng Đông, 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

tac pham cua Dinh Cong Dat .JPG
Tác phẩm của nhà điêu khắc Đinh Công Đạt

Đối với ba nghệ sĩ, Hà Nội không chỉ đơn giản là “những con phố với những buổi chiều mưa phùn giăng mìn mịn”, phố dài bao nhiêu, phố được thiết kế thế nào, lịch sử hình thành…. Thứ mà họ quan tâm là con người và số phận của những con người trên từng con phố cụ thể.

Với 3 loại hình khuôn mặt, 3 chất liệu và 3 hình thức thể hiện, Lê Thiết Cương, Nguyễn Việt Hà và Đinh Công Đạt đã truyền tải thông điệp về thành phố này theo cách đặc biệt của riêng họ. Với 150 tác phẩm mặt nạ, họ chỉ muốn đưa ra điều duy nhất: Hà Nội là sự tinh tế và lịch lãm, và sẽ mãi mãi luôn tồn tại.

Bên cạnh đó, Hà Nội còn là một thực thể văn hóa sống động. Bản chất của Hà Nội không nằm ở các công trình vật chất hay tài sản hữu hình, mà chính là ở di sản văn hóa phi vật thể mà người dân nơi đây luôn trân trọng và gìn giữ. Cuộc sống thực sự của Hà Nội bắt nguồn từ văn hóa của nó, và chính qua văn hóa này, người dân tiếp tục sống, phát triển và đóng góp vào di sản vĩnh cửu của thành phố…

Tác phẩm của họa sĩ Lê Thiết Cương
Tác phẩm của họa sĩ Lê Thiết Cương

Tôn vinh giá trị cổ xưa của Hà Nội

Triển lãm "Otherwise - Mặt Khắc” của ba nghệ sĩ Lê Thiết Cương, Đinh Công Đạt, và Nguyễn Việt Hà không nhắm đến việc đem đến những ý tưởng nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ để tôn vinh Hà Nội mà thay vào đó, các nghệ sĩ đã lựa chọn sử dụng lại các yếu tố truyền thống và kỹ thuật quen thuộc. Việc viết các câu văn kinh điển, những tên phố cổ hay các hoa văn truyền thống lên mặt nạ, từ giấy bồi đến gốm và thậm chí là vàng, đã tạo nên sự kết nối sâu sắc và tôn vinh những giá trị cổ xưa của Hà Nội.

Nguyễn Việt Hà viết câu văn từ sách đã in của mình lên những chiếc mặt nạ, Lê Thiết Cương dùng các câu kinh đã từng viết lên gốm, còn Đinh Công Đạt lại những ô màu, những hoa văn họa tiết từ các con phố và món ăn quen thuộc.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Việt Hà
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Việt Hà

Triển lãm cũng tôn vinh sự đa dạng và phong phú của thành phố Hà Nội nghìn năm lịch sử này. Với các nghệ sĩ, Hà Nội không chỉ là một địa danh với những danh thắng và kiến trúc đẹp mà còn là một thế giới văn hóa sâu sắc và đa chiều, nơi mà mỗi con người và mỗi đường phố đều mang một câu chuyện đầy ý nghĩa và sự đặc biệt riêng.

Bằng đam mê và tâm huyết của mình, ba nghệ sĩ đã làm nổi bật những giá trị tinh túy của Hà Nội và làm cho thành phố này trở thành một biểu tượng vĩnh cửu, chứa đựng những con người và câu chuyện văn hóa không thể nào quên.

Văn hóa

Poster phim "Đào, phở và piano"
Văn hóa

Bài cuối: Lãng mạn nhưng kiên cường

26 năm sau "Hà Nội mùa đông 46", năm 2023, đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn thực hiện bộ phim "Đào, phở và piano" từ sự thôi thúc bên trong, từ những câu chuyện kể của thế hệ cha anh đi trước mà ông được lắng nghe, và từ chính những ký ức tuổi thơ của đạo diễn về Hà Nội.