10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW:

3.500  bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác quốc tế trong giáo dục đã được ký kết

Hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Giáo dục; giúp nâng cao chất lượng, vị thế và uy tín của giáo dục và đào tạo Việt Nam, không chỉ ở tầm khu vực mà cả bình diện quốc tế.

Ngày 31.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội thảo khoa học tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nội dung về khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế. 

Khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế đạt nhiều thành tựu quan trọng

Báo cáo kết quả về hợp tác và hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) Phạm Quang Hưng cho biết: "Hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Giáo dục; giúp nâng cao chất lượng, vị thế và uy tín của giáo dục và đào tạo Việt Nam, không chỉ ở tầm khu vực mà cả bình diện quốc tế.

Trong 10 năm qua, Bộ GD-ĐT đã chủ động và chủ trì đàm phán, thực hiện ký kết 161 Điều ước và Thỏa thuận quốc tế và thúc đẩy quan hệ với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; tham gia một số cơ chế tiểu vùng, khu vực và liên khu vực ASEAN, ASEM, APEC,... góp phần nâng tầm hợp tác quốc tế trong GD-ĐT.

Kể từ năm 2013 đến năm 2023 đã có trên 3.500  bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên và giảng viên được ký kết giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với nước ngoài. Các văn bản ký kết này đã tạo điều kiện mở rộng và phát triển các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam.

Đặc biệt, trong 10 năm qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam đã thực hiện nhiệm kỳ làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á năm 2013-2014 với chủ đề "Học tập suốt đời: Chính sách và triển vọng"; Chủ tịch hợp tác giáo dục của ASEAN năm 2022-2023 với chủ đề “Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới”.

nvm0780.jpg -0
Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Phạm Quang Hưng báo cáo tại Hội thảo

Số lượng lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam tăng

10 năm qua cũng ghi dấu nhiều kết quả nổi bật về đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách.

Giai đoạn 2013-2022, có 3.535 người là giảng viên các trường đại học và cao đẳng đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Hiện có khoảng gần 200.000 du học sinh Việt Nam đi học nước ngoài ở bậc trung học phổ thông, đại học và sau đại học, tương đương khoảng 40.000 người đi học mỗi năm (tăng khoảng 2,5 lần so với giai đoạn trước 2013).

Số lượng lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam cũng tăng lên trong 10 năm qua, với số lượng hiện khoảng 22.000 người, trong đó lưu học sinh diện Hiệp định gần 4.000 người.

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã chủ động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên và hợp tác nghiên cứu.

Theo số liệu Bộ GD-ĐT đang quản lý, tính đến tháng 6, trên cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của 44 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với 102 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài của 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với các giải pháp tương đối toàn diện và đồng bộ, hoạt động đầu tư vào giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến dài sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW. Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 6 năm 2022, tổng vốn FDI trong lĩnh vực giáo dục trên cả nước là hơn 4,5 tỷ USD với 605 dự án đến từ 33 quốc gia, vùng lãnh thổ.

nghi-quyet-29-9707.jpg -0
Toàn cảnh hội thảo

Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động khoa học, công nghệ còn hạn chế

Nhìn lại 10 thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về mục tiêu “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ”, ông Trịnh Xuân Hiếu, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GD-ĐT cho hay: 10 năm qua, hành lang pháp lý cũng như một số chính sách cụ thể đã được ban hành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học, góp phần thực hiện mục tiêu chung về phát triển giáo dục đại học đã được nêu trong Nghị quyết.

Với quan điểm xuyên suốt nguồn lực con người là quan trọng nhất, trong những năm qua, đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ của nước ta đã phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2015-2019, số lượng nhân lực nghiên cứu và phát triển của Việt Nam tăng mạnh, từ 167.746 lên 185.436 người, tỷ lệ tăng đạt 10,5%. Trong đó, số lượng nhân lực nghiên cứu và phát triển hoạt động trong các cơ sở giáo dục đại học tăng từ 77.841 người (năm 2015) lên 96.400 người (năm 2019).

Tiềm lực khoa học, công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học được thể hiện thông qua số lượng và chất lượng, cũng như loại hình các tổ chức khoa học, công nghệ.

Tính đến năm 2021, cả nước đã hình thành được 47 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và cơ sở ươm tạo khác, 43 vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp, 636 doanh nghiệp khoa học, công nghệ được thành lập trong các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đầu tư cho khoa học công  nghệ. Trong bối cảnh cân đối chi ngân sách nhà nước còn khó khăn, chi thường xuyên cho hoạt động khoa học công nghệ trong giai đoạn 2021-2023 đạt trung bình 0,64% tổng chi ngân sách nhà nước.

Hiện nay nhân lực nghiên cứu và phát triển trong các cơ sở giáo dục đại học chiếm khoảng 50% so với cả nước, chất lượng nguồn nhân lực cũng được đánh giá có trình độ cao hơn so với các khu vực khác, số lượng các sản phẩm khoa học, công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học đóng góp cho tiềm lực khoa học, công nghệ quốc gia tương đối lớn.

Tuy vậy, chi ngân sách cho hoạt động khoa học, công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng chi ngân sách sự nghiệp khoa học, công nghệ của cả nước. Các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ GD-ĐT cũng được đầu tư thấp hơn so với một số bộ, ngành khác.

bo-truong-thoa-thuan-23-9.jpg -0
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đại diện Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) trao thỏa thuận hợp tác tại Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ

Tăng cường nguồn lực cho nghiên cứu khoa học 

Mặc dù kinh phí được đầu tư cho nghiên cứu hàng năm rất hạn chế và có xu hướng giảm, nhưng với tiềm lực, năng lực và động lực tự nghiên cứu, số lượng và chất lượng các công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước đều tăng mạnh, đặc biệt đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng của các công bố theo chất lượng của các tạp chí.

Năm 2021, các cơ sở giáo dục đại học chiếm tới 95,78% số lượng công bố quốc tế trên Scopus, tương ứng với 17.625 công bố, góp phần đưa xếp hạng của Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 12 Châu Á và thứ 45 trên thế giới về số lượng công bố quốc tế trên Scopus. Năm 2022 trong số 10 tổ chức có số lượng công bố trên Scopus cao nhất Việt Nam thì có tới 9 cơ sở giáo dục đại học.

Nếu như từ những năm đầu thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, các cơ sở giáo dục đại học hầu như vắng bóng trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế thì theo kết quả xếp hạng các quốc gia về lĩnh vực giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Năm 2022, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp thứ 48/132 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.

Từ kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về khoa học và công nghệ, cũng như như những hạn chế, khó khăn đặt ra, tại Hội thảo, đại diện các cơ sở giáo dục đại học, nhà khoa học đã có những trao đổi về định hướng trong giai đoạn tiếp theo.

Trong đó, nhấn mạnh tới việc cần tăng cường nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật tạo thuận lợi cho nghiên cứu khoa học; thúc đẩy hợp tác liên kết giữa các cơ sở giáo dục đại học, giữa cơ sở đại học với các viện nghiên cứu; hình thành những trung tâm nghiên cứu mạnh; quan tâm và tập trung cho đào tạo nhân tài…

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.