28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương

Ngày 14.8, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024 và Phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành công thương.

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương -0
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành tại Lễ trao giải 

Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024 nhằm khuyến khích, động viên tất cả các tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể, đảng viên, cán bộ, công chức và người lao động trong toàn ngành Công Thương tiếp tục hưởng ứng, tham gia nghiên cứu Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22.10.2018 của Bộ Chính trị khóa XII “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định kết quả Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương năm 2024 không chỉ dừng lại ở các giải thưởng mà quan trọng hơn là giá trị tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa chính trị sâu sắc của cuộc thi với toàn ngành và xã hội. Đây là cách làm hay, sáng tạo, vừa góp phần thực hiện có hiệu quả nghị quyết 35 của Bộ Chính trị, vừa góp phần củng cố niềm tin chính trị, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức Đảng, đoàn thể và đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức, người lao động, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Vì vậy, cuộc thi này cần được tổ chức thường xuyên như là những đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng rộng khắp trong toàn ngành, bảo đảm thiết thực và hiệu quả.

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương -0
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao giải đặc biệt cho nhóm tác giả Báo Công Thương Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Báo cáo tổng kết cuộc thi, Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh cho biết: Sau hơn 2 tháng phát động và triển khai, Ban tổ chức đã nhận được 561 bài từ đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động công tác ở các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị-xã hội trong bộ, ngành Công Thương và bạn đọc cả nước.

Trải qua quá trình làm việc khách quan, nghiêm túc, Ban tổ chức cuộc thi đã quyết định trao giải cho 28 tác phẩm có nội dung xuất sắc và 5 giấy khen dành cho các đơn vị, tập thể có nhiều thành tích tổ chức tốt cuộc thi; 10 giấy khen dành cho các cá nhân tổ chức, tham gia tốt cuộc thi và 22 tác phẩm tiêu biểu được chứng nhận vào vòng chung khảo.

Theo đánh giá của Hội đồng sơ khảo và chung khảo, các tác phẩm tham dự cuộc thi năm 2024 tăng về số lượng và chất lượng so với năm 2023, nhiều tác phẩm có nội dung phong phú, chuyên sâu, đã bám sát chủ đề theo kế hoạch và thể lệ cuộc thi đưa ra.

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương -0
Quang cảnh buổi lễ

Cũng tại buổi Lễ, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương phát động Cuộc thi Tìm hiểu về truyền thống ngành công thương. Báo Công Thương là đơn vị Thường trực tổ chức cuộc thi.

Cuộc thi nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống, đề cao vị thế và tầm vóc của ngành công thương trong tiến trình hình thành, xây dựng và phát triển từ khi ra đời đến nay; góp phần giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành công thương; nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của ngành công thương đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tính sáng tạo và tham gia của mọi tầng lớp Nhân dân trong việc tìm hiểu, đóng góp vào sự phát triển của ngành công thương.

Cuộc thi được tổ chức với 3 nội dung, gồm:

Một là, thi tìm hiểu về truyền thống ngành công thương: Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Công Thương; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực ngành công thương; những thành tựu phát triển trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và của ngành công thương Việt Nam; nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Lãnh đạo Bộ Công Thương qua các thời kỳ; các nội dung khác liên quan đến hoạt động của ngành công thương.

Hai là, sáng tác nghệ thuật thơ, ca khúc, ảnh, video về ngành công thươngnhằm: ca ngợi truyền thống lịch sử, chiến đấu, trưởng thành của ngành công thương; khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của ngành công thương; tôn vinh nét đẹp, ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên và người lao động ngành công thương; phản ánh hoạt động của các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong ngành công thương Việt Nam.

Ba là, sáng tác logo, biểu trưng về ngành công thương đáp ứng các yêu cầu: Có tính sáng tạo về ý tưởng cho tác phẩm; có tính tổng quát, nghệ thuật cao, hiện đại, nổi bật lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Công Thương. Phản ánh được thành tựu phát triển của ngành công thương trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; thể hiện dễ nhận biết, dễ ghi nhớ; có thuyết minh mô tả về ý tưởng; không vi phạm sở hữu trí tuệ.

Đối tượng tham gia Cuộc thi là: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương; các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan, trường học, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương; công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động ở trong và ngoài nước.

Thời gian nhận bài thi: Kể từ sau khi phát động cuộc thi đến hết ngày 3.2.2025 (tính theo thời gian gửi email hoặc theo dấu bưu điện ngoài bì thư).

Địa chỉ nhận: Báo Công Thương - Tầng 10 và 11, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Cán bộ chiến sĩ công an Nhân dân tuyên tuyền pháp luật cho đồng bào dân tộc Sán Chỉ, tỉnh Quảng Ninh- Ảnh Tư liệu
Chính trị

Nhận diện, đấu tranh hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự bùng nổ của internet - mạng xã hội và những khó khăn, thách thức của đất nước, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội phản động ráo riết, đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội”. Ảnh: Trí Dũng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thông điệp mạnh mẽ của Đảng

Lời Tòa soạn: Thời gian qua, bên cạnh sự ủng hộ, nhất trí, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, trong dư luận đã nảy sinh một số ý kiến “lạc dòng” nhằm ngăn trở công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, việc lan tỏa thông điệp mạnh mẽ của Đảng; nhận diện và phản bác các luận điệu thù địch; nhìn thẳng vào những vấn đề cần kíp đang đặt ra, bật chuông cảnh báo toàn hệ thống để phòng, chống “từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” là rất cần thiết.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Đảng ta ngày càng xứng đáng là người lãnh đạo, đảm đương trọng trách dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhân văn trên con đường XHCN

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức, lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta hiện nay, đó là kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra một cách dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp đối với quyền theo trách nhiệm. Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm tuy rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Quyền lực luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát, phá vỡ và đánh mất sự cân bằng quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.

Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 3: Đổi mới phương thức lãnh đạo - nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng nữa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đó là đổi mới và thực thi nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc căn bản quán xuyến toàn bộ việc hoạch định và xác quyết đường lối chính trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đường lối chính trị, đường lối tổ chức và đường lối cán bộ là 3 trong số những quyết định khó khăn nhất nhưng quyết định nhất của nội dung cầm quyền mà phương thức lãnh đạo, cầm quyền phải thực thi bảo đảm công cuộc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thành công.

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể và Tổng Giám đốc VOV trao cho các tác phẩm đạt giải nhì
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Khối các cơ quan Trung ương

Sáng 1.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và 5 cơ quan báo chí của Trung ương gồm: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương”.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thách thức mới, yêu cầu phát triển mới

Lời Tòa soạn:Sau 40 năm Đổi mới đã mở ra một kỷ nguyên phát triển và hội nhập đầy cơ hội nhưng đồng thời cũng không ít thách thức cho đất nước ta. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2045, trước mắt tới năm 2030, cấp bách đòi hỏi Đảng ta cần kíp lựa chọn đột phá đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mà Dân tộc giao phó và Nhân dân ủy thác. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề “Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay”.

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tập trung tại trụ sở UBND xã để phản đối Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tăng sức đề kháng trước âm mưu chống phá trước Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp

Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, bầu cử ĐBQH Khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, các thế lực thù địch đang ra sức khai thác những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, tâm lý bức xúc của người dân khi quyền lợi chưa được giải quyết, kích động gia tăng phức tạp, lôi kéo đông người tham gia, gây mất ổn định xã hội, chuyển thành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước...

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người "đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương sáng ngời, mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Trước khi “đi xa” về cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, vô giá.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao chứng nhận giải Nhất cho PGS.TS Đinh Văn Châu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

PGS.TS Đinh Văn Châu đạt giải Nhất Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024

Vượt qua 560 tác phẩm dự thi, tác phẩm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc gắn với xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội cho thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Đinh Văn Châu đã được Ban Tổ chức trao giải Nhất cuộc thi viết Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành công thương.