28,85 điểm khối C00 mới đỗ ngành Luật kinh tế của Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội vừa công bố điểm trúng tuyển đại học hình thức đào tạo chính quy theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Điểm trúng tuyển theo thang điểm 30, đã bao gồm điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Ngành lấy điểm chuẩn cao nhất của Trường Đại học Luật Hà Nội năm nay là Luật kinh tế (đào tạo tại cơ sở chính Hà Nội) với 28,85 điểm ở khối C00, xếp sau đó là ngành Luật (đào tạo tại cơ sở chính Hà Nội) với 28,15 điểm khối C00.

Ngành Luật (đào tạo tại Phân hiệu Đắk Lắk) lấy điểm thấp nhất khi tất cả các tổ hợp xét tuyển đều lấy 22,85 điểm.

Điểm chuẩn các ngành vào Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024 cụ thể như sau:

z5740635621354_db9aa12c0f77c6ab660a6f915e941e4b.jpg -0

Năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh tổng số 2.500 chỉ tiêu, ở 4 ngành đào tạo: ngành Luật, ngành Luật Kinh tế, ngành Luật Thương mại quốc tế, ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý).

Nhà trường áp dụng 4 phương thức xét tuyển gồm:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng.

Phương thức 2: Xét tuyển các thi sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập của bậc THPT đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, bổ sung 3 loại hình phương tiện giao thông công cộng mà học sinh, sinh viên được giảm giá vé: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà. 

GS Nguyễn Hữu Tú nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp
Giáo dục

GS Nguyễn Hữu Tú nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội vừa được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm - một trong những phần thưởng cao quý của Chính phủ Pháp. Huân chương là sự ghi nhận những cống hiến của Giáo sư Nguyễn Hữu Tú đối với sự phát triển hợp tác Pháp ngữ tại Việt Nam, đặc biệt là hợp tác đào tạo Y khoa Pháp  - Việt.

 Bộ GD-ĐT trả lời về đề xuất miễn học phí con giáo viên
Giáo dục

Bộ GD-ĐT trả lời về đề xuất miễn học phí con giáo viên

TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết hiện Ban soạn thảo đang đánh giá tác động và sẽ cân nhắc việc điều chỉnh đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi của nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo cho phù hợp.