2025: Thời điểm quyết định cho hành động vì khí hậu

2020s thường được gọi là “thập kỷ quyết định” cho hành động vì khí hậu - thời điểm then chốt để thực hiện những bước tiến cần thiết hướng tới tương lai bền vững. Khi thế giới bước sang năm 2025, tiến độ này bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn về địa chính trị, bất bình đẳng kinh tế và thiếu hụt tài chính. Song, những tiến bộ công nghệ và trách nhiệm giải trình ngày càng tăng của doanh nghiệp mở ra con đường đầy hứa hẹn để đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu về khí hậu và thiên nhiên. Theo đó, các chuyên gia đưa ra những chủ đề về khí hậu, phát triển bền vững quan trọng trong năm 2025, nêu bật cả những thách thức và cơ hội trong nỗ lực toàn cầu hướng tới hành động quyết đoán hơn.

Khôi phục vị thế của các chính sách khí hậu

Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu, những gián đoạn chính trị và xung đột đang diễn ra ở dải Gaza, cuộc xung đột kéo dài Nga - Ukraine... khiến thế giới phải định hình lại các ưu tiên quốc tế, đã làm dấy lên mối lo ngại về tương lai của hợp tác toàn cầu về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thêm vào đó, tương lai của chính sách khí hậu tại Mỹ tiếp tục trở nên bất định hơn, đặc biệt sau khi ông Donald Trump tái đắc cử. Việc rút khỏi Thỏa thuận Paris lần thứ hai và hủy bỏ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) có thể cản trở lộ trình phi carbon hóa của Mỹ. Trong khi đó, trên khắp châu Âu, bất ổn chính trị ở Đức, Pháp và các nền kinh tế lớn khác có thể làm xói mòn sự thống nhất về các mục tiêu khí hậu của khối. Và tại Vương quốc Anh - quốc gia đặt ra chính sách công nghiệp đầy tham vọng, bao gồm việc ủng hộ hydro làm nền tảng cho quá trình phi carbon hóa; song ngân khố công của quốc gia này vẫn đang chịu áp lực tài chính, có khả năng hạn chế động lực thúc đẩy sự hào phóng trong công nghiệp của chính phủ mới.

Các chuyên gia nhận định rằng, việc bảo đảm tính liên tục của các chính sách về khí hậu sẽ rất quan trọng để hỗ trợ tiến trình phát triển bền vững đang diễn ra ở cả khu vực công và tư nhân. Các chính phủ phải ưu tiên bảo vệ các cam kết quốc gia hiện có và tiếp tục hỗ trợ các diễn đàn quốc tế nhằm phi chính trị hóa hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Giải quyết bất bình đẳng kinh tế

Để đạt được tiến bộ về khí hậu cũng như các mục tiêu biến đổi khí hậu, việc giải quyết bất bình đẳng kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong hai thế kỷ qua, các nước đang phát triển luôn phải chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu thông qua các sự kiện thời tiết khắc nghiệt hay mực nước biển dâng cao.

Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với khí hậu. Trong khi các nền kinh tế thu nhập cao có thể tận dụng các công nghệ xanh để đạt được những tiến bộ về khí hậu, thì các quốc gia đang phát triển phải vật lộn vì khả năng tiếp cận hạn chế với nguồn tài trợ, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Việc phân bổ không đồng đều tài chính và công nghệ khí hậu khiến nhiều khu vực không có đủ khả năng để ứng phó với những tác động ngày càng tăng của khí hậu.

sustainabiity-climate-green-nature.jpg
Những chủ đề phát triển bền vững quan trọng trong năm 2025. Nguồn: Getty Images

Hơn nữa, thế giới, đặc biệt là các quốc gia chịu tổn thưởng đều đang mong chờ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) vào năm 2025, nhằm làm rõ trách nhiệm pháp lý của các quốc gia trong việc đối phó với biến đổi khí hậu; một số quốc gia dễ bị tổn thương đang lập luận rằng, các quốc gia có lượng phát thải cao từ trước đến nay có nghĩa vụ pháp lý phải có trách nhiệm bảo vệ hệ thống khí hậu cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Phán quyết có thể cung cấp một khuôn khổ pháp lý để giải quyết bất bình đẳng về khí hậu và đẩy nhanh tiến trình toàn cầu.

Bà Nikki Reisch - Giám đốc Chương trình Khí hậu và Năng lượng tại Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế nhận định: “Sức mạnh của phán quyết ICJ không chỉ nằm ở khả năng thực thi mà còn ở thông điệp rõ ràng mà nó gửi đến các tòa án trên toàn thế giới, giúp định hình nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.”

Ngoài những hạn chế về tài chính, bất bình đẳng còn thúc đẩy bất ổn chính trị và xã hội, làm suy yếu thêm khả năng hợp tác của các quốc gia trong các sáng kiến ​​khí hậu toàn cầu. Do đó, việc giải quyết bất bình đẳng là rất quan trọng để cải thiện sinh kế ở các quốc gia thu nhập thấp, cũng như tạo điều kiện cho sự hợp tác cần thiết để giải quyết các thách thức về tính bền vững toàn cầu.

Với những nỗ lực tích hợp công bằng vào các chính sách về khí hậu ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế sẽ là tiền đề để thúc đẩy lòng tin và sự hợp tác tại COP30 sắp tới.

Tài trợ khí hậu và Quỹ tổn thất và thiệt hại

Mục tiêu định lượng tập thể mới (NCQG) về tài chính khí hậu, đã được các nước tham gia nhất trí tại COP29, dự kiến phân phối 300 tỷ USD tiền tài trợ khí hậu từ các quốc gia giàu có hơn cho các quốc gia đang phát triển hàng năm vào năm 2035. Mặc dù con số này được cho là còn quá ít so với mục tiêu hàng nghìn tỷ đô la cần thiết, nhưng động thái này báo hiệu sự chú ý ngày càng tăng về nhu cầu phải có các biện pháp phân phối lại để cân bằng “sân chơi khí hậu”.

Quỹ tổn thất và thiệt hại (LDF) nhằm mục đích thiết lập hỗ trợ tài chính, giúp cho các quốc gia đang phát triển phục hồi sau các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và các tác động khác của khí hậu, dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025. Trong bối cảnh các sự kiện thời tiết khắc nghiệt diễn ra thường xuyên hơn, đã làm nổi bật nhu cầu cấp thiết về các quỹ như vậy. Tuy nhiên, nếu không có các cam kết tài chính mới, tác động của quỹ có thể bị hạn chế.

Thêm vào đó, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) là mục tiêu quốc gia nhằm giảm phát thải khí nhà kính, là nền tảng của tiến trình khí hậu toàn cầu. NDC dự kiến ​​sẽ được cập nhật vào năm 2025 để cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận tại COP30. Tuy nhiên, các nước đang phát triển sẽ gặp khó khăn trong việc tăng cường tham vọng phi carbon hóa nếu không có sự hỗ trợ tài chính. Do đó, các chuyên gia tin rằng, vào năm 2025, sẽ có sự giám sát chặt chẽ về việc liệu NCQG và LDF có thành công hay không? và mức độ hiệu quả của các khoản đầu tư của khu vực tư nhân có thể bổ sung cho nguồn tài chính công cho quá trình phi carbon hóa một cách công bằng như thế nào?

Cơ hội và rủi ro của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với tính bền vững

Trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá đang cách mạng hóa phần lớn các ngành công nghiệp bởi khả năng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ và hoàn thành nhiều nhiệm vụ phức tạp theo cách tương tự như con người, thậm chí có thể hiểu rõ và phần nào giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu.

Khả năng áp dụng AI bền vững là theo cấp số nhân. Trên thực tế, việc sử dụng AI có thể giảm 4% phát thải khí nhà kính (GHG) trên toàn thế giới vào năm 2030. Khi AI đáp ứng tính bền vững là cơ hội để tận dụng công nghệ để giảm chất thải, tối ưu hóa tài nguyên, tăng hiệu quả và cải thiện hiệu quả ra quyết định thông qua phân tích dữ liệu gần như theo thời gian thực.

Các nhà quan sát đã đề xuất nhiều cơ hội để áp dụng các phương pháp AI nhằm giảm thiểu tác động đến khí hậu và thiên nhiên, bao gồm cải thiện hiệu quả của lưới điện, tối ưu hóa mạng lưới giao thông và chuỗi cung ứng, cũng như giám sát các nỗ lực bảo tồn. AI cũng có thể được sử dụng trong mô hình khí hậu và nghiên cứu biên giới, để mở rộng hiểu biết của con người về các hệ thống khí hậu và thúc đẩy sự phát triển trong dự báo thời tiết, qua đó giúp giảm thiểu một số tác động xã hội và kinh tế do các sự kiện thời tiết bất thường gây ra.

Mặc dù AI có thể đóng vai trò trong việc thúc đẩy tính bền vững, tuy nhiên bất kỳ lợi ích nào cũng đi kèm với các rủi ro tiềm ẩn; các giải pháp nêu trên vẫn chỉ mang tính lý thuyết tại thời điểm này và quy mô lợi ích mà chúng có thể mang lại vẫn chưa được rõ ràng. Hơn nữa, việc sử dụng AI đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ, trung tâm dữ liệu chứa đầy các dãy máy tính đòi hỏi một lượng lớn tài nguyên, bao gồm điện, nước và khoáng sản quan trọng.

Các chuyên gia nhận định, ngành công nghiệp AI sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa vào năm 2025 và những tác động của nó đối với tính bền vững sẽ trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, chính phủ các nước và những người đứng đầu ngành phải bảo đảm rằng, lợi ích bền vững của AI phải lớn hơn tác động của nó và cần phải theo dõi chặt chẽ tác động của AI đối với khí hậu và thiên nhiên. Những kỹ sư phần mềm được khuyến cáo phải hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học về khí hậu nhằm bảo đảm sự cân bằng, hài hòa. Qua đó, thế giới có thể thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn và sáng kiến ​​bền vững chặt chẽ hơn, chẳng hạn như bắt buộc sử dụng năng lượng sạch cho các trung tâm dữ liệu và các nỗ lực nghiên cứu có mục tiêu vào các mô hình AI sử dụng ít tài nguyên, cũng như triển khai tốt nhất các công nghệ AI cho các mục tiêu bền vững.

Quốc tế

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn
Thế giới 24h

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn

Con số thương vong trong trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển một thành phố ở Tây Tạng của Trung Quốc ngày 7.1 đang tiếp tục gia tăng với ít nhất 53 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực triển khai toàn diện công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?

Nếu cách đây chỉ vài tuần, hàng trăm nghìn người dân Hàn Quốc đã đổ xuống đường phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol và đòi ông từ chức thì những ngày gần đây, cũng chính họ đã phản đối việc bắt giữ ông, và tỷ lệ ủng hộ ông đã dần tăng trở lại. Điều gì đã dẫn đến sự đảo chiều ngoạn mục này?

Vì mục tiêu "Thế hệ vàng Indonesia" vào năm 2045
Thế giới 24h

Vì mục tiêu "Thế hệ vàng Indonesia" vào năm 2045

Chính phủ Indonesia vừa chính thức triển khai chương trình bữa ăn miễn phí đầy tham vọng trị giá 28 tỷ USD, hướng tới việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho gần 90 triệu trẻ em và phụ nữ mang thai. Dự án nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi ở trẻ em, đồng thời thúc đẩy nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, sáng kiến này cũng gặp phải không ít ý kiến trái chiều về tính khả thi và áp lực tài chính đối với quốc gia.

Kevin Lamarque/Reuters
Quốc tế

Quan hệ Mỹ - Ấn thời chính quyền Donald Trump 2.0

Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump, Mỹ kỳ vọng tiếp tục củng cố quan hệ an ninh và quốc phòng với Ấn Độ. Với vai trò quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ trở thành trọng tâm trong chiến lược của chính quyền mới của Mỹ nhằm ứng phó với những biến động phức tạp, khó lường. Song song với đó, hai quốc gia cũng đang tích cực mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế đến công nghệ, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho một mối quan hệ đối tác lâu dài và toàn diện.

CIO và cảnh sát mâu thuẫn trong thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc
Thế giới 24h

CIO và cảnh sát mâu thuẫn trong thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc

Hai đơn vị dẫn đầu nhóm điều tra chung đối với Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol là Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO) và Văn phòng Điều tra quốc gia của cảnh sát đã chứng kiến sự rạn nứt sâu sắc vào ngày 6.1 sau khi CIO cho biết họ sẽ chuyển giao nhiệm vụ thi hành lệnh bắt giữ ông Yoon cho cảnh sát. Trong khi đó, phía cảnh sát đã bác bỏ yêu cầu này và cho rằng chỉ thị như vậy có lỗ hổng pháp lý.

Thủ tướng Canada sẽ từ chức lãnh đạo đảng trong tuần này
Thế giới 24h

Thủ tướng Canada sẽ từ chức lãnh đạo đảng trong tuần này

Các nguồn tin thân cận cho biết, Thủ tướng Canada Justin Trudeau dự kiến ​​sẽ tuyên từ chức lãnh đạo Đảng Tự do trước khi diễn ra hội nghị bất thường của đảng vào ngày 8.1, trong bối cảnh ông đang phải đối mặt với sự phản đối của các nhân vật chủ chốt trong đảng cũng như uy tín chính trị giảm sút trong các cuộc thăm dò.

Chuyến thăm đầu tiên của giới lãnh đạo lâm thời Syria tới Ảrập Xêút có ý nghĩa gì?
Thế giới 24h

Chuyến thăm đầu tiên của giới lãnh đạo lâm thời Syria tới Ảrập Xêút có ý nghĩa gì?

Bộ trưởng Ngoại giao của Chính quyền lâm thời Syria Asaad al-Shaibani đã có chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên tới Ảrập Xêút. Cùng với một số quan chức cấp cao khác, ông al-Shaibani đã dành hai ngày ở Riyadh từ ngày 4 - 6.1, đánh dấu sự tái hợp mang tính lịch sử giữa Damascus và một trong những quốc gia Ảrập có ảnh hưởng nhất. Các nhà phân tích cho biết, chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng đối với cả Ảrập Xêút và chính quyền lâm thời mới của Syria.

Trung Quốc trấn an trước lo ngại về loại bệnh giống Covid-19
Thế giới 24h

Trung Quốc trấn an trước lo ngại về loại bệnh giống Covid-19

Chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng trấn an người dân và du khách khi khẳng định loại bệnh viêm đường hô hấp đang lây lan ở nước này là loại bệnh phổ biến, đặc biệt vào mùa đông; đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm đến sức khỏe của công dân Trung Quốc và người nước ngoài đến Trung Quốc".

Luật mới có hiệu lực tại Mỹ năm 2025: Quản lý AI, bảo vệ dữ liệu cá nhân
Thế giới 24h

Luật mới có hiệu lực tại Mỹ năm 2025: Quản lý AI, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Người dân Mỹ bước sang năm mới cùng một loạt luật mới dự kiến ​​có hiệu lực trên toàn quốc, điều chỉnh các vấn đề như quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), tăng cường bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và bảo vệ người tiêu dùng cũng như quản lý thẻ căn cước công dân trên toàn quốc.

Nguồn: caixinglobal.com
Quốc tế

Chế độ giám sát nghiêm ngặt với chế tài mạnh mẽ

Ngành năng lượng, với vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi một nền tảng pháp lý vững chắc. Luật Năng lượng Trung Quốc ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó, với trọng tâm là các quy định về giám sát và trách nhiệm pháp lý. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn thúc đẩy tính minh bạch và bảo đảm việc tuân thủ trong toàn ngành.

Nguồn: China Daily
Quốc tế

Xây dựng hệ sinh thái đổi mới về năng lượng

Trước áp lực biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng tăng cao, Trung Quốc coi đổi mới công nghệ năng lượng là chìa khóa cho phát triển bền vững. Việc thúc đẩy công nghệ tiên tiến không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng truyền thống mà còn mở rộng tiềm năng cho năng lượng tái tạo, góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nguồn: jingsun-power.com
Quốc tế

Nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh

Luật Năng lượng đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, được kỳ vọng tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển năng lượng bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh. Trước đó, vào ngày 8.11.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, đồng thời thể hiện chiến lược và định hướng chính sách năng lượng của quốc gia.

Thấy gì từ năm siêu bầu cử 2024?
Quốc tế

Thấy gì từ năm siêu bầu cử 2024?

2024 là năm chứng kiến ​​nhiều cuộc bầu cử nhất trong lịch sử thế giới với hơn 70 quốc gia - 4 tỷ người đi bỏ phiếu. Giờ đây nhìn lại những lá phiếu đã được kiểm đếm, những kết quả đã được công bố, người ta nhận thấy rằng, ở hầu hết các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển, tỷ lệ ủng hộ chính phủ đương nhiệm đều giảm sút. Lo lắng trước những khó khăn kinh tế, chia rẽ về các vấn đề văn hóa và tức giận với tình hình chính trị hiện tại, cử tri ở nhiều quốc gia đã gửi đi thông điệp về sự thất vọng.

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?

Cơ quan điều tra liên bang Mỹ cho biết, nghi phạm tiến hành vụ tấn công vào ngày đầu năm mới ở khu phố Pháp, New Orleans khiến 15 người thiệt mạng được xác định là một cựu quân nhân nhưng có những biểu hiện cho thấy liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Vụ tấn công đã khiến bạn bè và gia đình Jabbar choáng váng và bối rối. Họ không thể tưởng tượng được, làm sao mà một người lính được coi là tốt bụng và khiêm tốn (như một số người đã bày tỏ trong các cuộc phỏng vấn và bài đăng trên mạng xã hội), lại có thể thực hiện một hành động khủng bố tàn bạo như vậy?

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?
Quốc tế

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?

Chính phủ Hàn Quốc gần đây đã công bố ấn phẩm mới nhất của hướng dẫn hai năm một lần về các chính sách mới của chính phủ, nêu chi tiết 313 thay đổi trên 39 cơ quan của chính phủ đang được ban hành trong năm mới. Những thay đổi bao gồm các chính sách giải quyết tỷ lệ sinh thấp kỷ lục của đất nước, lần đầu tiên tăng mức lương tối thiểu theo giờ lên trên 10.000 won (6,80 đô la) và thiết lập các tính năng bắt buộc để bảo vệ trẻ em trên Instagram.