18 cơ sở giáo dục đại học được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm công nghệ bán dẫn

Theo Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050", dự kiến có 18 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn.

Ngày 21.9.2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1017/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".

Theo Quyết định, căn cứ khả năng cân đối, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại khoảng 18 cơ sở giáo dục đại học công lập ở 03 miền Bắc, Trung và Nam.

Screen Shot 2024-09-24 at 08.35.07.png
Danh sách 18 cơ sở giáo dục đại học được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn

Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" đặt ra mục tiêu chung là đến năm 2030, Việt Nam đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn.

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030: Đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó, đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh; đào tạo ít nhất 15.000 nhân lực trong công đoạn thiết kế, ít nhất 35.000 nhân lực trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn; đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

Đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

Đến năm 2050, Việt Nam có đội ngũ nhân lực mạnh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.

Các cơ sở đào tạo, đặc biệt các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Các nhóm nhiệm vụ khác được đặt ra để đạt mục tiêu này, gồm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù; tổ chức đào tạo; huy động, đa dạng hóa nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; thúc đẩy các nhóm nghiên cứu và phát triển.

Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Chương trình, của ngành công nghiệp bán dẫn và khối ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM), tạo phong trào thi đua sôi nổi trong thực hiện phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn và các nội dung của Chương trình.

Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu ngành công nghiệp bán dẫn; khuyến khích các cơ sở giáo dục của Việt Nam xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu về ngành công nghiệp bán dẫn có uy tín trên thế giới.

Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.

Tạp chí JIEM của Trường Đại học Ngoại thương gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á
Giáo dục

Tạp chí JIEM của Trường Đại học Ngoại thương gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á

Ngày 23.9, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí 2024, đồng thời công bố Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (Journal of International Economics and Management - JIEM) của nhà trường chính thức gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á (ASEAN Citation Index - ACI).

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ
Giáo dục

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh cũng dự kiến dành hàng tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên các tỉnh, thành phố phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Các chính sách hỗ trợ được triển khai bằng nhiều hình thức, như: trao học bổng toàn phần, miễn, giảm từ 30-50% học phí, giãn thời gian đóng học phí sang đầu năm 2025...

Trung Quốc: Tăng thời gian giải lao để khuyến khích học sinh vận động
Giáo dục

Trung Quốc: Tăng thời gian giải lao để khuyến khích học sinh vận động

Các trường tiểu học và THCS tại nhiều thành phố của Trung Quốc đã kéo dài thời gian nghỉ giữa giờ học từ 10 lên 15 phút, áp dụng từ tháng 9 khi bắt đầu học năm học mới. Chính sách này nhận được sự ủng hộ từ đông đảo phụ huynh và học sinh, được đánh giá là sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho các em.

TP. Cần Thơ có 100% cơ sở giáo dục tiểu học, THCS, THPT có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số
Giáo dục

Động lực mới từ chuyển đổi số

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, những năm gần đây, ngành giáo dục TP. Cần Thơ đã chú trọng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tạo động lực phát triển mới để tiến tới hình thành nền hành chính, giáo dục điện tử.

Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP. Cần Thơ Trần Thanh Bình
Địa phương

Tạo cơ hội, công bằng trong tiếp cận giáo dục

Tiếp nối những thành công cũng như kết quả đạt được trong các niên học trước, năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục TP. Cần Thơ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ TRẦN THANH BÌNH đã trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về phương hướng, giải pháp của ngành để tạo sức bật cho giáo dục thành phố trong năm học mới.

Toàn thành phố hiện có 4.349 tổ khuyến học, 1.729 chi hội khuyến học, 796 ban khuyến học, 83 hội khuyến học cấp xã và 9 hội khuyến học cấp huyện
Địa phương

Hướng đến xã hội học tập

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10.5.2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13.4.2007 của Bộ Chính trị Khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” (Kết luận số 49-KL/TW), đến nay, TP. Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác này. Đây cũng là nền tảng quan trọng để thành phố phát triển xứng tầm là trung tâm về giáo dục - đào tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2 nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục vào top 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2024
Giáo dục

2 nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục vào top 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2024

Đó là GS.TS Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn tiếp tục có mặt trong top 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2024 của bảng xếp hạng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ), dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus.