16 trường cao đẳng, đại học dừng tuyển sinh ngành sư phạm vì không có nhu cầu

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi đến 16 cơ sở đào tạo về việc xác định chỉ tiêu các ngành đào tạo giáo viên năm 2023. Theo đó, các cơ sở này, thông báo địa phương không có nhu cầu tuyển sinh.

Theo nội dung công văn, Bộ GD-ĐT căn cứ nhu cầu của các địa phương về đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng chính quy và năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo để xây dựng phương án xác định chỉ tiêu đào tạo năm 2023.

16 cơ sở đào tạo trực thuộc các địa phương đã có văn bản đề nghị không có nhu cầu đào tạo giáo viên, hoặc đã sáp nhập với các cơ sở đào tạo khác, hoặc chưa đăng ký chỉ tiêu đào tạo năm 2023.

Danh sách các trường như sau:

Nhiều địa phương không có nhu cầu tuyển sinh ngành Sư phạm -0

Do đó, Bộ GD-ĐT không có căn cứ để xây dựng phương án xác định chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên của các cơ sở này theo quy định.

Kiến nghị sửa đổi Nghị định 116

Theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 25-9-2020 quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm có hiệu lực từ ngày 15-11-2020, áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2021.

Điểm quan trọng của Nghị định này là cho phép đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu nhưng thực tế đơn đặt hàng quá ít ỏi.

Vừa qua, cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị ban hành hướng dẫn cụ thể về chính sách đặc thù tuyển dụng đối với sinh viên sư phạm được đào tạo theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, cũng như đào tạo theo nhu cầu xã hội theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Làm sao để các sinh viên này sau khi tốt nghiệp (nếu có kết quả học tập, rèn luyện tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ) thì được xét tuyển dụng vào làm việc trong cơ sở giáo dục và không bị rủi ro phải bồi hoàn kinh phí cho Nhà nước do không trúng tuyển.

Đặc biệt, sinh viên thuộc gia đình khó khăn, việc hoàn trả kinh phí cho ngân sách nhà nước càng khó hơn, dẫn đến nhiều vướng mắc khó xử lý trong việc theo dõi, đôn đốc thu hồi kinh phí.

Về vấn đề này, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, trong đó có đội ngũ giáo viên được thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức và quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25.9.2020 của Chính phủ.

Nghị định số 116/2020/NĐ-CP (Nghị định 116) chỉ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm, bồi hoàn kinh phí hỗ trợ và để đảm bảo nhu cầu sử dụng giáo viên gắn với nhu cầu đào tạo.

Hàng năm, UBND cấp tỉnh căn cứ thực trạng thừa, thiếu giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo, bố trí ngân sách thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên, xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm phù hợp nhu cầu sử dụng.

Đồng thời tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 116 quy định, đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng chính sách, khó khăn thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, đặc thù của sinh viên sư phạm, UBND cấp tỉnh quyết định phương thức thu hồi, chính sách miễn, giảm hoặc xóa kinh phí bồi hoàn.

Như vậy theo quy định trên, sinh viên đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp thì sẽ phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.

Trường hợp sinh viên thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương thức thu hồi, chính sách miễn, giảm hoặc xóa kinh phí bồi hoàn.

Bộ GD-DT tiếp thu kiến nghị của cử tri và đang tổng hợp các vướng mắc, phản ánh trong quá trình triển khai Nghị định 116 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi cho phù hợp.

Trước đó, ghi nhận từ nhiều địa phương, Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đặt hàng đào tạo giáo viên đã triển khai sang năm thứ 3, song đến nay ngay cả những cơ sở đào tạo sư phạm lớn của cả nước cũng vẫn nhận được rất ít đơn đặt hàng từ địa phương.

Đồng thời, các cơ sở đào tạo sư phạm cũng phản ánh việc nhiều sinh viên đào tạo theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP vẫn chưa hoặc chậm nhận được chi phí sinh hoạt hỗ trợ.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.