153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh đến trường

Tính đến 10 giờ sáng nay, 13.9, có 153 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp.

Theo ghi nhận tại các trường học trên địa bàn thành phố sáng 13.9, mặc dù, trời đã tạnh ráo, nước đã rút ở nhiều địa bàn, nhưng số trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp vẫn còn khá nhiều.

Thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến 10 giờ hôm nay, toàn thành phố còn 153 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp.

Trong số này, có 44 trường mầm non, 53 trường tiểu học, 40 trường trung học cơ sở, 16 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.

3097ac1d7bebdcb585fa.jpg
Dự kiến, ngày 16.9, toàn bộ học sinh trên địa bàn phường Phúc Xá (quận Ba Đình) sẽ đến trường đi học trở lại. Ảnh: c2phucxa.badinh.edu.vn

Hiện, có 9 trường học được sử dụng làm nơi tránh lũ cho nhân dân trên địa bàn, gồm: Trung học cơ sở Thượng Cát, Tiểu học Cổ Nhuế 2B (quận Bắc Từ Liêm); Trung học cơ sở Xuân Mai B, Trung học cơ sở Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ); Mầm non Trung Giã, Tiểu học Trung Giã B (huyện Sóc Sơn); Mầm non Thư Phú, Tiểu học Thống Nhất (huyện Thường Tín); Trung học cơ sở Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây).

Đồng thời với việc tổ chức dạy học theo kế hoạch thời gian năm học, các nhà trường tiếp tục tập trung cao độ cho việc khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3. Dù thời tiết đang dần thuận lợi trở lại cho việc dọn dẹp, vệ sinh trường lớp, tại một số trường học không còn bị ngập nước, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn, vì vậy các nhà trường chưa đón học sinh học tập trực tiếp.

Để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học, tùy điều kiện thực tế, có trường duy trì hình thức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến; với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có thiết bị hoặc không có mạng internet, ở địa bàn bị mất điện, nhà trường cũng đã có phương án hỗ trợ bảo đảm khi trở lại trường có thể học tập theo kế hoạch.

Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng
Giáo dục

Sóc Trăng: Tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng. Đồng thời vận động xây dựng 26 căn nhà khuyến học cho học sinh khó khăn về nhà ở để các em yên tâm học tập tốt, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6

Ngày 2.10, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với báo chí, cả về mặt cạnh tranh thông tin và kinh tế báo chí. Chia sẻ điều này, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với các cơ quan báo chí, nghiên cứu xây dựng chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...