133 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021 - 2023

Sáng 12.12, tại Hà Nội, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Họp báo Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 - 2023.

dbnd_br_259a8901.jpg
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định phát biểu tại họp báo

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định cho biết: Qua 28 năm hình thành và phát triển, Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong xã hội; tôn vinh xứng đáng những doanh nghiệp xuất sắc, duy trì ổn định một cách toàn diện và khẳng định được vị thế cạnh tranh không chỉ với thị trường trong nước mà đã vươn tầm quốc tế, nhờ quá trình nỗ lực cải tiến hệ thống quản trị theo hướng tối ưu và phát triển bền vững.

Tính đến nay đã có 2.163 lượt doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Trong đó có 332 lượt doanh nghiệp đạt Giải Vàng, 139 lượt doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Đặc biệt, trong số các doanh nghiệp Việt Nam đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, đã có 55 doanh nghiệp tiêu biểu được vinh danh ở cấp độ quốc tế và được tặng Giải thưởng Chất lượng Châu Á- Thái Bình Dương (GPEA).

dbnd_br_259a8920-7714.jpg
Toàn cảnh buổi họp báo

Thứ trưởng Lê Xuân Định mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân sẽ tiếp tục ủng hộ, tham gia và đồng hành cùng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, góp phần mang lại những hoạt động thiết thực, tương xứng với uy tín và bề dày của Giải thưởng cũng như thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia “Hỗ trợ doanh nghiệp Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2020, để thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.

dbnd_br_259a9002.jpg
Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam Phùng Mạnh Tường trả lời câu hỏi của cơ quan báo chí

Theo Ban Tổ chức, từ năm 2021 đến 2023, Thủ tướng đã tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp. Cụ thể, 61 doanh nghiệp (năm 2021), 49 doanh nghiệp (năm 2022) và 23 doanh nghiệp (năm 2023). Trong 3 năm (2021-2023), các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia vẫn có được những kết quả đáng ghi nhận. Ước tính doanh thu của các doanh nghiệp đạt giải là hơn 500 nghìn tỷ; Lợi nhuận là hơn 36 nghìn tỷ; nộp ngân sách hơn 32 nghìn tỷ. Tạo công ăn việc làm cho gần 170 nghìn người lao động. Đây là một kết quả rất đáng tự hào.

dbnd_br_259a9021.jpg
Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương chia sẻ tại họp báo

Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 - 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 18.12.2024, tại Hà Nội.

Khoa học - Công nghệ

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ
Công nghệ

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Kết quả chuyển đổi số báo chí năm 2024 sẽ được công bố ngày 16.12
Xã hội

Kết quả chuyển đổi số báo chí năm 2024 sẽ được công bố ngày 16.12

Thông tin từ Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, ngày 16.12 sẽ công bố kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 dựa trên 5 trụ cột Chiến lược; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả và Mức độ ứng dụng công nghệ số.

Giới trẻ đam mê khởi nghiệp sáng tạo công nghệ
Công nghệ

Giới trẻ đam mê khởi nghiệp sáng tạo công nghệ

Cuộc thi Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ (R&D to Start-up) 2024 thu hút sự quan tâm của giới trẻ, các giảng viên, doanh nghiệp… đối với các hoạt động khởi nghiệp, đồng thời tìm kiếm các dự án khởi nghiệp tiềm năng, có thể phát triển thành những mô hình, startup sáng tạo trong tương lai.

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động
Công nghệ

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động

Chuyển đổi số đang trở thành một yếu tố then chốt trong việc cải thiện đời sống và nâng cao năng lực cho người lao động, đặc biệt là lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam. Sự chuyển đổi này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn tạo ra những cơ hội mới cho người lao động thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực, các ứng dụng số hóa. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức cho người lao động.

Các đại biểu trao đổi tại Phiên thảo luận
Khoa học

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ địa phương ra quốc tế

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế” là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024. Nhiều đại biểu cho rằng, từ thực tiễn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam thời gian tới cần tập trung xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển tương xứng với mô hình, tiềm lực trong giai đoạn mới là điều cần thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nhấn nút Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam năm 2024
Khoa học

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ vừa qua, hệ sinh thái KNST đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 2: “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”

Những năm qua, nhiều viện khoa học cùng các doanh nghiệp trong nước đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene để tạo ra tình trạng mong muốn cho cây trồng. Tuy vậy, đường đi của cây trồng chỉnh sửa gene từ phòng thí nghiệm đến ruộng đồng vẫn rất gập ghềnh vì hiện chưa có hướng dẫn pháp lý cụ thể. “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”, TS. Đỗ Tiến Phát, Viện Công nghệ sinh học, bày tỏ.