128.000 thí sinh dự kiến thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đợt 1

Kết thúc đăng ký dự thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đợt 1 năm 2025, có hơn 128.000 thí sinh đã đóng lệ phí dự thi, tăng 34.000 thí sinh so với năm 2025.

Sáng 24.2, Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã công bố thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025.

z6347107652975-9894c0a5787dba3a75665c25e5448699.jpg
Số thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025

Theo đó, kết thúc đăng ký dự thi kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025 (từ ngày 20.1-20.2), đã có 130.647 thí sinh đăng ký. Trong đó, 128.331 em đã hoàn thành thủ tục lệ phí thi (theo thời gian quy định là hết ngày 23.2) để chính thức được dự thi.

Đây là số lượng thí sinh đăng ký và nộp lệ phí thi đông nhất từ trước đến nay và cao hơn năm ngoái hơn 34.000 em (30%).

Theo thống kê 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều có thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 1; song cũng có nhiều địa phương chỉ có 1, 2 thí sinh đăng ký. TP. Hồ Chí Minh là địa phương có lượng thí sinh đông nhất (40.967) và có 40.452 thí sinh đã đóng lệ phí xác nhận dự thi.

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 30.3, tại 25 tỉnh, thành phố.

Trong quá trình đăng ký và diễn ra kỳ thi, thí sinh sẽ được sắp xếp thi tại điểm thi gần trường THPT của mình. Phiếu báo dự thi được cung cấp trực tuyến qua tài khoản mà thí sinh đã đăng ký một tuần trước ngày thi. Thí sinh phải đăng nhập vào tài khoản để in phiếu báo dự thi và sử dụng khi đi thi; đồng thời, phải sử dụng bản chính căn cước công dân hoặc thẻ căn cước khi dự thi.

Từ năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chỉ cấp giấy chứng nhận kết quả thi dạng điện tử, không cấp giấy chứng nhận kết quả dạng bản giấy. Thí sinh có thể tải giấy chứng nhận kết quả từ tài khoản cá nhân và sử dụng để đăng ký xét tuyển.

Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh khuyên thí sinh nên hệ thống hóa kiến thức của mình lại. Dù học bất cứ kiến thức môn học nào, nếu hệ thống hóa được, suy luận tốt, đọc tốt, xử lý thông tin tốt thì có thể làm bài thi này dễ dàng.

Thí sinh hoàn toàn có thể tự luyện thi ở nhà, cùng phối hợp với bạn bè, nhờ thầy cô để luyện thi. Không nhất thiết phải đến các trung tâm luyện thi trực tiếp hay trên mạng. Với cách tiếp cận rất rộng của kỳ thi đánh giá năng lực thì không có một trung tâm luyện thi nào có khả năng đoán đề, có đề thật. Tất cả những quảng cáo đó đều không chính xác.

Giáo dục

Chung kết Giải Vô địch quốc gia Việt Nam VEX ROBOTICS 2025
Xã hội

Chung kết Giải Vô địch quốc gia Việt Nam VEX ROBOTICS 2025

Ngày 23.2, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Vòng chung kết Giải Vô địch quốc gia Việt Nam VEX ROBOTICS 2025 nội dung VEX IQ. Các đội tuyển xuất sắc nhất sẽ giành quyền đại diện Việt Nam tham dự Giải Vô địch Thế giới VEX Robotics 2025 diễn ra vào tháng 5.2025 tại Hoa Kỳ.

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Giúp thầy cô thực hiện quyền hạn của mình để tránh vi phạm
Giáo dục

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Giúp thầy cô thực hiện quyền hạn của mình để tránh vi phạm

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, Thông tư 29 không giới hạn quyền của thầy cô ở trường công lập, mà đang thực hiện các nhiệm vụ pháp luật liên quan để minh bạch hóa, giúp thầy cô dễ thực hiện hơn nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tránh vi phạm các quy định không được phép.

Áp dụng các mô hình quản trị mới để phát triển đại học bền vững
Giáo dục

Áp dụng các mô hình quản trị mới để phát triển đại học bền vững

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) vừa phối hợp tổ chức Tọa đàm “Quản trị đại học và đại học bền vững”, qua đó chia sẻ nhiều thông tin, quan điểm và kinh nghiệm trong việc áp dụng các mô hình quản trị mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển đại học bền vững.

"Luân chuyển" các nhà khoa học để tăng cường kết nối với doanh nghiệp
Giáo dục

"Luân chuyển" các nhà khoa học để tăng cường kết nối với doanh nghiệp

Chúng ta thường nhận xét rằng sự kết hợp giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp còn yếu. Vậy làm thế nào để gắn bó nghiên cứu với doanh nghiệp? Câu trả lời có thể là “luân chuyển” các nhà khoa học. Ở các nước đã làm tốt việc này, một nhà khoa học có thể luân chuyển đến các doanh nghiệp vài tháng hoặc vài năm mà không ảnh hưởng gì đến quá trình công tác của họ.

Các trường hợp dạy thêm vi phạm Thông tư số 29
Giáo dục

Các trường hợp dạy thêm vi phạm Thông tư số 29

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý việc dạy thêm, học thêm đã có hiệu lực. Những quy định mới về dạy thêm, học thêm được kỳ vọng khắc phục nhiều bất cập, giải quyết căn cơ tình trạng học sinh buộc phải học thêm, hướng tới việc xây dựng môi trường giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên, giáo viên cần nắm rõ các trường hợp được phép dạy thêm để tránh vi phạm.

Vì sao thanh toán lệ phí dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội phải tải ứng dụng?
Giáo dục

Vì sao thanh toán lệ phí dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội phải tải ứng dụng?

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ngay từ những năm đầu tiên tổ chức thi đánh giá năng lực (HSA), đơn vị tổ chức thi đã phối hợp với Viettel Money để hỗ trợ thu phí miễn phí giao dịch ngân hàng cho thí sinh, trong khi các đối tác khác vẫn thu phí giao dịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu

Sáng 23.2, dự lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (27.1.1995 – 27.1.2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một biểu trưng của sự nỗ lực vượt bậc, đổi mới toàn diện và phát triển không ngừng của nền giáo dục đại học Việt Nam với nhiều thành tích xuất sắc, rất đáng tự hào.

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ
Giáo dục

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 16 của Hiệp hội các Đại học Sức khỏe Toàn cầu (CUGH) diễn ra từ ngày 20-23.2.2025 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ, GS. TS. Trần Xuân Bách (Giảng viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã vinh dự nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025.

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học
Nghị viện thế giới

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học

Kỳ thi vào đại học ở Hàn Quốc càng trở nên được quan tâm nhiều hơn khi có những nghi ngờ về hiệu quả của kỳ thi gia tăng vì một số nội dung trọng tâm của bài thi nằm ngoài chương trình học chính khóa. Có những ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi là “bài kiểm tra sự giàu có” bởi chỉ những gia đình có điều kiện cho con học luyện thi thêm mới có thể vượt qua; trước tình hình đó, tháng 7.2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố nội dung cải cách mạnh mẽ đối với kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm mang lại những kỳ thi đại học công bằng.

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?
Nghị viện thế giới

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?

Vào tháng 11 hàng năm, có khoảng nửa triệu học sinh Hàn Quốc tham dự thi tuyển sinh đại học, được gọi là "Suneung" theo tiếng Hàn hoặc tên gọi tiếng Anh là CSAT. Thi vào các trường top đầu là một áp lực khó khăn nhất đối với các gia đình và học sinh. Mọi hy vọng của xã hội, gia đình và bản thân các học sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học với quan niệm cho rằng, kết quả thi quyết định thu nhập và thậm chí cả cuộc đời sau này của một người.

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm
Nghị viện thế giới

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm

Ở một số trường học, ngay trên các lớp học chính khóa, đã có những học sinh cuối cấp mang bài tập của lớp học thêm đến làm hoặc ngủ thiếp do phải tham gia lớp học thêm vào ban đêm; nguyên nhân là bởi nếu không tham gia học thêm ngoài thời gian học chính khóa, các sĩ tử sẽ khó lòng vượt qua được kỳ thi đại học mang tính "sống còn" với những đề thi không có trong chương trình chính khóa. Thực tế này đã tạo nên cuộc đua chi tiêu mạnh của các bậc phụ huynh cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là các lò luyện thi, dẫn đến tình trạng bất công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật
Kinh tế - Xã hội

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận trái chiều không chỉ giáo viên, phụ huynh học sinh mà thậm chí cả quản lý nhà trường, bởi đây là một thay đổi lớn trong hoạt động dạy học hiện nay. Để hiểu đúng về Thông tư 29 và không phạm luật, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm: "Thông tư 29 và năng lực tự học trong môi trường AI", với sự tham dự của các khách mời: Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT - TS Thái Văn Tài; Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội - PGS.TS Trần Thành Nam và Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) Nguyễn Như Tùng. Mời độc giả đón xem!