11,3% sinh viên hệ bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội tốt nghiệp loại giỏi

Ngày 20.8, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức lễ tốt nghiệp bác sĩ y khoa khóa học 2018 - 2024 cho 786 tân bác sĩ.

786 sinh viên tốt nghiệp hệ bác sĩ (6 năm) thuộc 4 ngành đào tạo: Bác sĩ Y khoa, Bác sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ Y học dự phòng, Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt.  

Theo báo cáo của Trường Đại học Y Hà Nội, năm nay, không có sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc. Có 11,3% sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, 69,8% sinh viên tốt nghiệp loại khá, 17,6% tốt nghiệp loại trung bình khá và 1,3% tốt nghiệp loại trung bình.

Thủ khoa hệ bác sĩ là Trần Lê Đức Anh, ngành Y khoa với điểm trung bình chung học tập 8,57/10 điểm.

“Không dừng một ngày nào trong quá trình đào tạo để kết thúc được khóa học đúng hạn

Báo cáo tổng kết khóa học bác sĩ 2018 - 2024, PGS.TS.BS Lê Đình Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, đây là khóa học rất đặc biệt, bởi toàn bộ khoảng thời gian quan trọng nhất của khóa học rơi vào thời kỳ đại dịch Covid-19.

“Nhìn lại những ngày tháng từ năm 2019 đến 2023 mới thấy được sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể sinh viên, giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường trong suốt thời gian qua. Trường Đại học Y Hà Nội không dừng một ngày nào trong quá trình đào tạo để có thể kết thúc được khóa học đúng hạn”, PGS Lê Đình Tùng nói.

11,3% sinh viên hệ bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội tốt nghiệp loại giỏi -0
PGS.TS.BS Lê Đình Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cùng các giảng viên nhà trường trao bằng tốt nghiệp cho tân bác sĩ (Ảnh: Hữu Linh)

Theo PGS Lê Đình Tùng, năm 2018, có 807 thí sinh trúng tuyển hệ bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội. Đây là năm có đề thi khá khó nên ngành cao nhất của trường là Y khoa lấy điểm chuẩn 24,75. Tuy nhiên, điểm chuẩn vào các ngành của Trường Đại học Y Hà Nội vẫn là ngưỡng điểm cao nhất trong lĩnh vực sức khỏe. Thủ khoa đầu vào của trường năm 2018 đạt 29,8 điểm. Nhiều học sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và học sinh giỏi quốc gia cũng đăng ký xét tuyển.

Số lượng tín chỉ trung bình của chương trình bác sĩ y khoa là 210 - 230 tín chỉ, trong đó ngành Bác sĩ Y khoa là 233 tín chỉ, ngành Bác sĩ Y học cổ truyền là 234 tín chỉ.

Từ năm 2018, Trường Đại học Y Hà Nội chú trọng việc đổi mới, cập nhật, chỉnh sửa chương trình, trong đó chú trọng các nội dung khoa học cơ bản, y học cơ sở và lựa chọn các vấn đề lâm sàng cốt lõi, bổ sung các ca bệnh trong nội dung giảng dạy. Nhà trường cũng bắt đầu triển khai các hoạt động đổi mới của 3 chương trình, đưa ra yêu cầu chú trọng năng lực ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Tuy nhiên, cách thức tổ chức đào tạo này gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19, nhất là với chương trình thực hiện đổi mới là Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt (khóa đầu tiên triển khai đào tạo theo module).

PGS Lê Đình Tùng chia sẻ, 3 năm cuối của khóa bác sĩ 2018 - 2024 - giai đoạn sinh viên đi thực hành tại các cơ sở lâm sàng rơi đúng vào thời điểm căng thẳng nhất của dịch bệnh. Nhiều sinh viên được cử tham gia các hoạt động chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh và tham gia các hoạt động truy vết của Bộ Y tế. Nhiều sinh viên tham gia mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” hỗ trợ người bệnh Covid-19 từ xa; sinh viên Phân hiệu Thanh Hóa hỗ trợ các trạm y tế trên địa bàn TP. Thanh Hóa lấy mẫu xét nghiệm.

Nhà trường xác định, toàn bộ hoạt động của nhà trường, trong đó hoạt động giảng dạy, kể cả dạy học lâm sàng phải đáp ứng được nhân lực tham gia vào phòng chống dịch bệnh. “Đây là sự vất vả rất lớn của đội ngũ thầy cô khi phải chuyển các bài giảng sang dạy online, xây dựng video các bài giảng kỹ năng và đặc biệt là dạy học lâm sàng bằng cách thảo luận ca bệnh. Thầy cô phải xây dựng các ca bệnh để thực hiện thông qua dạy online. Chúng tôi biết rằng nhiều thầy cô phải làm cả ngày lẫn đêm, ban ngày làm việc tại bệnh viện, tối phải viết ca bệnh để dạy học”, PGS Lê Đình Tùng nói.

Sau đó, khi các đợt bùng phát dịch bệnh đi qua, Trường Đại học Y Hà Nội đã được sự hỗ trợ của các bệnh viện, các cơ sở thực hành để sinh viên được thực hành, thực tập trong hè, giúp các em có cơ hội cơ hội áp dụng kiến thức, kỹ năng trên người bệnh và trong các bối cảnh hành nghề.

Về kết quả học tập của sinh viên khóa học 2018 - 2024, PGS Lê Đình Tùng cho biết tỷ lệ sinh viên đạt loại khá, giỏi hàng năm vẫn chiếm từ 70 - 80%. Về kết quả thi tốt nghiệp, có 98,2% sinh viên tham gia và đủ điều kiện tốt nghiệp ở lần thứ nhất.

Khóa học diễn ra trong công cuộc đổi mới đào tạo lớn nhất của Trường Đại học Y Hà Nội

Chia sẻ tại buổi lễ tốt nghiệp, GS.TS.BS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho hay, khóa học này khó khăn chồng chất do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng thầy cô cùng sinh viên đã vượt qua các khó khăn đó để đảm bảo tiến trình đào tạo, duy trì chất lượng của Trường Đại học Y Hà Nội và góp sức cùng ngành y tế, cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh.

“Thời điểm đó, mọi thứ không dễ dàng chút nào. Các em đã đi qua đại dịch, đã vượt qua tất cả khó khăn lịch sử đó. Vì vậy, thành công ngày hôm nay của các em càng quý giá và đáng nhớ”, GS Nguyễn Hữu Tú nói.

11,3% sinh viên hệ bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội tốt nghiệp loại giỏi -0
GS.TS.BS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội (Ảnh: Hữu Linh)
11,3% sinh viên hệ bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội tốt nghiệp loại giỏi -0
GS.TS.BS Nguyễn Hữu Tú cùng các giảng viên nhà trường trao bằng tốt nghiệp cho tân bác sĩ (Ảnh: Hữu Linh)

Theo thầy Hiệu trưởng, khóa học 2018 - 2024 cũng đã diễn ra trong công cuộc đổi mới đào tạo đại học lớn nhất của nhà trường. Nhà trường vui mừng và tự hào vì đã có sản phẩm bác sĩ đầu tiên của đổi mới đào tạo - đó chính là các bác sĩ Răng - Hàm - Mặt. Những người đi đầu bao giờ cũng là người dũng cảm nhất và khó khăn nhất. Chính vì vậy, các em xứng đáng được ngành tôn vinh, nhà trường tôn vinh và các bạn trân trọng.

GS Nguyễn Hữu Tú cũng cho biết, chất lượng đào tạo đã là văn hóa của Trường Đại học Y Hà Nội, không tự tồn tại và sẽ không có giới hạn cuối cùng.

“Chúng ta sẽ không bằng lòng với hiện tại, sẽ quyết tâm tiếp tục đổi mới và vươn lên. Sự cố gắng của các thầy cô, sự nỗ lực của học trò, của toàn trường sẽ là niềm tin hướng tới khát vọng của nhiều thế hệ đó là xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội trở thành đại học Y hàng đầu châu Á, xứng đáng với sứ mệnh 122 năm lịch sử”, GS Nguyễn Hữu Tú chia sẻ.

Thầy Hiệu trưởng cũng nhắn nhủ tới các tân bác sĩ vừa trải qua kỳ thi “có một không hai” là kỳ thi bác sĩ nội trú của Trường Đại học Y Hà Nội. Chỉ vài ngày nữa, các em sẽ quyết định chọn chuyên ngành sẽ gắn bó cả đời thầy thuốc.

“Được trở thành bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội luôn là niềm mơ ước của các thế hệ sinh viên. Tôi mong các em không bỏ phí cơ hội đặc biệt này. Chuyên ngành nào cũng cao quý, thú vị và có triển vọng tương lai tốt đẹp nếu các em biết kiên trì, cố gắng và đi đủ xa đến ngưỡng giá trị của chuyên ngành đó. Chắc chắn đào tạo bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội sẽ cho các em giá trị tốt nhất để đi trên con đường này”, GS Nguyễn Hữu Tú nhắn nhủ.

11,3% sinh viên hệ bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội tốt nghiệp loại giỏi -0
Các tân bác sĩ cùng nhau thực hiện nghi thức tuyên thệ lời thề nghề nghiệp của Trường Đại học Y Hà Nội (Ảnh: Hữu Linh)

Tại buổi lễ, các tân bác sĩ đã cùng nhau thực hiện nghi thức tuyên thệ lời thề nghề nghiệp của Trường Đại học Y Hà Nội. Đây không chỉ là truyền thống của nhà trường mà còn là lời hứa về trách nhiệm, đạo đức trong công việc của mỗi bác sĩ, cán bộ y tế.

Trường Đại học Y Hà Nội cũng khen thưởng cho 156 sinh viên hệ bác sĩ tốt nghiệp năm 2024 đạt thành tích trong học tập và công tác tốt toàn khóa.

Giáo dục

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.