10 thói quen thường ngày gây tàn phá hệ miễn dịch

Uống rượu, hút thuốc lá, tập thể dục không đúng cách, lạm dụng thuốc kháng sinh,.. là một trong những thói quen tàn phá hệ miễn dịch.

Theo đó, hệ miễn dịch có chức năng vô cùng quan trọng đối với cơ thể người, nó giúp cho cơ thể chống lại các tác nhân như vi khuẩn, vi - rút. Nó hoạt động như một đội lính canh, giúp nhận diện, đào thải các yếu tố gây hại đối với cơ thể, đảm bảo sự toàn vẹn, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt các chức năng.

10 thói quen gây tàn phá hệ miễn dịch -0
Các chất béo bão hòa có trong các loại đồ ăn chiên, rán có thể làm suy giảm hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)

Trong cuộc sống hiện đại, có nhiều thói quen mà nhiều người trong chúng ta vẫn thực hiện hàng ngày nhưng không biết nó có tác hại đối với hệ miễn dịch như thế nào. Do vậy, bác sĩ Nguyễn Yến – Viện nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam chỉ ra những thói quen gây tàn phá hệ miễn dịch như sau:

Uống rượu

Việc tiếp xúc với rượu và đặc biệt là uống rượu nặng mãn tính, ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của hệ thống miễn dịch thích ứng.

Các nghiên cứu ở cả người và mô hình động vật đều xác định rằng lạm dụng rượu mãn tính làm giảm số lượng tế bào T ngoại vi, phá vỡ sự cân bằng giữa các loại tế bào T khác nhau, ảnh hưởng đến việc kích hoạt tế bào T, làm suy yếu chức năng của tế bào T và thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào T.

Tuy vậy, nếu lựa chọn loại rượu phù hợp và sử dụng với liều thấp, việc uống rượu cũng có một số những lợi ích nhất định.

Hút thuốc lá

Trong thành phần của thuốc lá có 4000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại độc chất có hại cho sức khỏe, có tính chất gây nghiện và gây độc.

Theo một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 75 mẫu nước bọt của người khỏe mạnh kết luận rằng, việc sử dụng thuốc lá có thể làm giảm hoạt động chống oxy hóa của nước bọt và đồng thời làm tăng nồng độ IgA trong nước bọt.

Bởi trong nước bọt có chứa nhiều chất có khả năng chống oxy hóa như axit uric, superoxide effutase, catalase và hệ thống peroxidase, khoang miệng là nơi đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá. Vì vậy, việc hút thuốc là hàng ngày sẽ làm cho hệ thống này bị suy yếu, mở đường cho bệnh tật phát sinh.

Tập thể dục không đúng cách

Không thể phủ nhận lợi ích của việc hoạt động thể lực đối với việc nâng cao sức khỏe, đặc biệt với hệ miễn dịch làm tăng cường tuần hoàn máu giúp tế bào miễn dịch di chuyển tự do hơn, tăng khả năng nhận diện của các tế bào miễn dịch, tăng sản xuất các tế bào miễn dịch,…

Tuy nhiên, nếu chúng ta không lựa chọn đúng bài tập hay cường độ thì đấy có thể là việc làm “lợi bất cập hại” cho sức khỏe. Nếu tập luyện quá sức sẽ làm cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tăng gánh nặng cho hệ tim mạch, tăng sản xuất các chất có hại cho cơ thể.

Ngoài ra, nếu tập không đúng cách còn gây ra các chấn thương, vi chấn thương ở các hệ cơ xương khớp, đây cũng trở thành một yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Chế độ ăn uống không khoa học

Các chất béo bão hòa có trong các loại đồ ăn chiên, rán, nướng, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn… có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Vậy nên, mặc dù đây là món ăn khoái khẩu và gây kích thích vị giác, chúng ta cũng nên kiềm chế để duy trì được một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Uống ít nước

Trong có thể người có đến 70% là nước. Theo đó, nước có mặt trong rất nhiều quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Hàng ngày, nước vẫn bị thất thoát trong các hoạt động sống của chúng ta qua các con đường như qua tiểu tiện, qua hơi thở, qua da. Vậy nên không thể để chúng mất đi mà không bù đắp, mỗi ngày chúng ta nên bổ sung lượng nước khoảng 1,5-2 lít, lượng nước có thể dao động tùy vào thể trọng và mức độ hoạt động, tình hình bệnh lý của mỗi người.

Rửa tay không đúng cách

Bàn tay là vị trí chứa nhiều vi khuẩn do quá trình tiếp xúc và cầm nắm đồ vật hàng ngày. Nếu chúng ta không giữ thói quen rửa tay hay rửa tay sai cách thì bàn tay cũng có thể là con đường gián tiếp gây ra bệnh tật.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyên chúng ta nên rửa tay bằng xà phòng trong vòng 15 đến 20 giây.

Không kiểm soát tốt cân nặng

Các nghiên cứu cho rằng, béo phì, thừa cân có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Vậy nên, để có một thể trạng tốt, một cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta nên kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh để thừa cân cũng tránh để cân nặng thấp quá mức bằng việc duy trì thói quen lành mạnh, chế độ ăn uống tập luyện hợp lý, lên kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Căng thẳng, lo âu

Có một mối liên hệ được chứng minh rõ ràng giữa hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống miễn dịch. Khi bị căng thẳng, hệ thống thần kinh trung ương giải phóng các hormone gây căng thẳng làm xáo trộn sự cân bằng và ổn định được duy trì bởi nhiều thành phần của hệ thống miễn dịch, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Ngủ không đủ giấc

Giấc ngủ được coi là yếu tố điều biến quan trọng của phản ứng miễn dịch. Vì vậy, thiếu ngủ có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch, làm tăng khả năng nhiễm trùng của cơ thể.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh xuất phát từ thói quen sử dụng kháng sinh bừa bãi, không trải qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ, uống không đủ thời gian, liều lượng.

Nguyên nhân gây ra bởi kháng sinh sẽ phá vỡ sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch đối với các vi khuẩn tốt và xấu, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể. Không những vậy, kháng sinh còn có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm tế bào bạch cầu cũng như các phân tử protein tự nhiên chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng
Tin tức

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng

Theo Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại Việt Nam đang đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng với hơn 1.000 ca mỗi năm. Điều đặc biệt là chúng ta đã làm chủ hầu hết các kỹ thuật ghép tạng