10 bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết

Ăn thực phẩm giàu chất béo; dùng vitamin và các loại chất chống oxy hóa; uống rượu xen kẽ nước lọc và vừa nhậu vừa ăn,... là một trong những bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết.

rb.jpg
Ảnh minh họa

Trong những dịp lễ Tết mọi người thường khó tránh khỏi những lời mời rượu bia. Vì vậy, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ gợi ý một số bí quyết chống say rượu hiệu quả và đảm bảo an toàn sức khỏe như sau:

Ăn thực phẩm giàu chất béo

Các chất béo có trong thức ăn khi được đưa vào dạ dày sẽ tạo ra một lớp màng ở niêm mạc dạ dày và ruột. Lớp màng này sẽ có công dụng làm chậm quá trình hấp thu cồn vào máu, giúp mọi người lâu say rượu hơn. Đồng thời, gan cũng có nhiều thời gian hơn để chuyển hóa cồn.

Vì vậy trước khi nhập tiệc, mọi người nên ăn các thực phẩm nhiều chất béo như phô mai, bơ,… giúp chống say rượu và giảm các tác hại của cồn lên cơ thể.

Ăn cơm, bánh mì

Lý do vì hàm lượng carbon có trong loại thực phẩm này có thể hấp thụ hết chất cồn trong cơ thể, từ đó giúp cho mọi người lâu bị say hơn. Khi được nạp vào cơ thể, cơm và bánh mì sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ giúp ngăn cản sự tiếp xúc của chất cồn với niêm mạc dạ dày và ruột.

Uống sữa, sữa chua

Dùng một ly sữa nóng trước khi tham dự các bữa tiệc có thể coi là một tuyệt chiêu uống rượu không say. Sữa nóng ấm có thể là “cứu tinh” cho dạ dày của mọi người trước khi nạp nhiều rượu bia.

Bên cạnh đó, sữa sẽ giúp hạn chế sự chuyển hóa acetaldehyde, hạn chế sự hấp thu rượu vào trong máu, làm chậm quá trình hấp thụ rượu trong cơ thể, bảo vệ và giảm độ kích thích của rượu với dạ dày.

Trong sữa chua có lượng keo thực vật lớn, chúng có thể giúp nồng độ cồn trong bia rượu bị giảm đi, đồng thời giúp bảo vệ cho bao tử của bạn. Vì thế, nếu muốn thoát khỏi những cơn say, mọi người có thể ăn 1 cốc sữa chua trước khi dự tiệc.

Dùng vitamin và các loại chất chống oxy hóa

Bổ sung các viên vitamin tổng hợp có chứa các chất chống oxy hóa trước mỗi lần nhập tiệc, sẽ làm giảm quá trình hấp thụ cồn vào cơ thể.

Uống thật chậm

Khi đang trong các bữa tiệc, nếu có thể thì mọi người chỉ nên nhâm nhi để gan có thời gian chuyển hóa cồn, vừa cảm nhận hương vị của thức uống vừa giảm tác hại của bia, rượu lên cơ thể. Việc uống quá nhanh, khiến cơ thể sẽ phải xử lý một lượng cồn “khổng lồ” và dễ say hơn.

Uống rượu xen kẽ nước lọc và vừa nhậu vừa ăn

Hầu hết các trường hợp say diễn ra là do cơ thể bị thiếu nước. Uống nước lọc hoặc nước ép trái cây giúp pha loãng nồng độ cồn trong máu đồng thời kéo dài thời gian không để chất cồn tấn công ồ ạt vào cơ thể.

Còn thức ăn sẽ giúp dạ dày no hơn, từ đó chất cồn sẽ không bị tác dụng trực tiếp vào cơ thể. Vì thế, mọi người đừng quên uống thêm nước lọc và nên ăn thức ăn mỗi khi ngồi trên bàn nhậu.

Chọn đồ uống có nồng độ cồn nhẹ

Nếu không quen uống rượu bia, hãy chọn loại đồ uống có nồng độ cồn thấp như rượu trái cây, rượu vang. Việc lựa chọn đúng loại bia/rượu có thể giúp mọi người chống say rượu.

Ngoài ra, đồ uống có nồng độ cồn càng cao thì càng dễ say và cơn say cũng gây khó chịu nhiều hơn.

Không trộn lẫn nhiều loại rượu bia và nước có gas

Một số người có thói quen trộn lẫn rượu bia và nước có gas để uống - đây là việc làm tai hại vì khi pha trộn, các bọt khí trong nước có gas đẩy nhanh quá trình thẩm thấu chất cồn vào máu. Điều này sẽ khiến cho mọi người dễ bị say hơn, đồng thời có cảm giác mệt mỏi hơn.

Không hút thuốc khi đang trên bàn nhậu

Thói quen hút thuốc lá khi đang nhậu là tác nhân đẩy nhanh sự hấp thụ của chất cồn vào cơ thể. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng rất có hại cho sức khỏe của bạn và những người xung quanh.

Tránh những ly cocktail hỗn hợp có chất caffeine

Những ly cocktail hỗn hợp chứa caffeine rất ngon miệng, nhưng chúng khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, đồng thời còn làm tăng cảm giác buồn nôn và váng đầu, làm cơn say của mọi người nặng nề, tồi tệ hơn.

Sức khỏe

Nơi bệnh viện tuyến đầu: Nhiều bác sĩ không kịp "ngưng tay" đón Giao thừa
Sức khỏe

Nơi bệnh viện tuyến đầu: Nhiều bác sĩ không kịp "ngưng tay" đón Giao thừa

Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu ngành cấp cứu người bệnh nặng, do đó các bác sĩ gần như ít khi "ngưng tay", đặc biệt trong những ngày Tết. Có năm bệnh nhân đông, y bác sĩ trực ăn không cả kịp ăn bữa cơm tối tất niên, dù trung tâm đã chuẩn bị cho kíp trực. Thậm chí có lần kíp trực còn không kịp đón Giao thừa...

Bị dập vỡ nhãn cầu do tự chế pháo nổ
Sức khỏe

Bị dập vỡ nhãn cầu do tự chế pháo nổ

Thông tin từ Khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và điều trị cho một người bệnh bị dập vỡ nhãn cầu và đa chấn thương do tự chế tạo pháo nổ.

14.000 người tham gia Ngày Thế giới về Gây tê vùng và Giảm đau lần thứ 2
Sức khỏe

14.000 người tham gia Ngày Thế giới về Gây tê vùng và Giảm đau lần thứ 2

Hội Gây mê hồi sức Việt Nam phối hợp với một số trường đại học và bệnh viện tổ chức Ngày Thế giới về Gây tê vùng và Giảm đau lần thứ 2 với chủ đề “Chung tay vì một tương lai không đau trên toàn thế giới", tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy các sáng kiến nhằm giảm thiểu nỗi đau cho người bệnh.

Số ca nặng do tai nạn giao thông giảm đáng kể
Sức khỏe

Số ca nặng do tai nạn giao thông giảm đáng kể

Thống kê chưa đầy đủ từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 2 tuần đầu năm 2025, số bệnh nhân bị tai nạn giao thông tương đương như thời điểm năm 2024, tuy nhiên số ca nặng đã giảm đến 1 nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

200 y bác sĩ thực hiện lấy, ghép đa tạng xuyên đêm ngày giáp Tết
Sức khỏe

200 y bác sĩ thực hiện lấy, ghép đa tạng xuyên đêm ngày giáp Tết

Trong ngày làm việc cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024, hơn 200 y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (BV ĐHYD) đã cẩn trọng, cấp tốc tổ chức thực hiện lấy – ghép 4 tạng gồm tim, gan và hai thận từ người hiến chết não để tiếp tục truyền sự sống cho những cuộc đời khác.

Đưa thuốc nam đến với người Việt bằng triết lý bền bỉ và tử tế
Sức khỏe

Đưa thuốc nam đến với người Việt bằng triết lý bền bỉ và tử tế

Gặp Nguyên Hà, người sáng lập thương hiệu sản phẩm đông y Phạm Gia, ấn tượng đầu tiên về chị là sự gần gũi, giản dị như những cây thuốc nam - tía tô, kinh giới, hương nhu, ngũ sắc, húng chanh… chúng ta thường thấy trong vườn nhà. Nói chuyện với chị lại thấy ẩn chứa bên trong niềm đam mê bất tận những bài thuốc nam của cha ông và khao khát gìn giữ, phát triển, đưa thuốc nam đến gần hơn với người Việt qua những sản phẩm tử tế của Phạm Gia.

Đưa kỹ thuật ghép thận về đồng bằng sông Cửu Long
Sức khỏe

Đưa kỹ thuật ghép thận về đồng bằng sông Cửu Long

Sau 07 tháng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật ghép thận từ các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy, đến cuối năm 2024 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã thực hiện phẫu thuật thành công liên tiếp 05 trường hợp ghép thận cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, trong đó 03 trường hợp cùng huyết thống, 02 trường hợp khác huyết thống (vợ hiến thận cho chồng), hiện sức khỏe của các bệnh nhân hồi phục ngoạn mục sau ghép. Từ đó, bệnh viện này cũng đã trở thành trung tâm ghép thận thứ 26 tại Việt Nam.

Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
Sức khỏe

Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột

“Tập trung mọi nguồn lực, tích cực cấp cứu và khẩn trương hội chẩn toàn bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột”. Đây là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ngay khi tiếp nhận các bệnh nhi được chuyển xuống từ Tuyên Quang.