1,6 triệu lao động nông thôn tại Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ được đào tạo, chuyển đổi nghề

Hội thảo tham vấn đề án “Thực trạng và định hướng đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", mới diễn ra tại Cần Thơ ngày 21.8.

Hội thảo do Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn tổ chức. 

Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn cho biết, đề án đặt mục tiêu đóng góp thêm 14% tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, góp phần đạt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của vùng (25%). Số lượng lao động cần đào tạo nghề là 1,6 triệu lao động; khoảng 80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc (tương đương đào tạo 3.500 giám đốc hợp tác xã).

Đề án sẽ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn; cán bộ, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại nông nghiệp, các cơ sở đào tạo; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các đơn vị dịch vụ việc làm của 13 tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

1,6 triệu lao động nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ được đào tạo, chuyển đổi nghề -0
Ứng dụng nông nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: ITN

Từ đó, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động trong nước và quốc tế, cũng như sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho lao động nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các cơ quan, đơn vị liên quan của các bộ, ngành phối hợp các địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền đào tạo nghề, tư vấn hướng nghiệp, học nghề, khởi nghiệp cho lao động nông thôn; xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu, tài liệu đào tạo, danh mục thiết bị đào tạo phục vụ đào tạo chuyển đổi nghề nông nghiệp nông thôn.

Các cơ sở đào tạo nghề đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nhằm gia tăng khả năng tiếp cận và nâng cao trí thức cho lao động nông thôn;...

Tại hội thảo, bên cạnh cập nhật, cung cấp các thông tin về việc triển khai xây dựng và trình bày dự thảo Đề án, Ban tổ chức đã dành nhiều thời gian để đại biểu thảo luận, góp ý.

Các đại biểu đã bày tỏ sự cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và thống nhất với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp... đã được đề ra trong dự thảo Đề án.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị cần quan tâm mở rộng đối tượng đào tạo tại các địa phương nhằm tạo ra lực lượng nông dân chuyên nghiệp trên nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; nâng cao các kiến thức, kỹ năng về thị trường, tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; nâng mức hỗ trợ để khuyến khích lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia các lớp và chương trình đào tạo nghề;...

Đặc biệt, để thu hút lao động nông thôn tham đào tạo nghề, bà Nguyễn Thị Mỹ Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho rằng cần có chính sách ưu tiên để khuyến khích việc chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động chuyển dịch trực tiếp từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác.

Bên cạnh đó, thông qua đề án đào tạo, chuyển đổi nghề lao động nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, bà Mỹ Hưng đề xuất Đề án nên kêu gọi sự tham gia của các đơn vị sử dụng lao động như: doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác… phối hợp với các cơ sở đào tạo để “đặt hàng” lao động theo ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.