Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

0% - 5% hay không chịu thuế cần đánh giá đầy đủ tác động để "đôi bên cùng có lợi"

“Phải làm sao để có lợi cho người sản xuất, kinh doanh nhưng đồng thời cũng phải có lợi cho Nhà nước, đôi bên cùng có lợi, không thể để một bên thiệt, một bên lợi”. Nhấn mạnh yêu cầu này khi cho ý kiến với dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, các cơ quan cần tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc thấu đáo, đánh giá đầy đủ tác động của từng phương án để đưa ra lựa chọn tối ưu trong việc quy định mức thuế suất tại dự thảo Luật. 

0% - 5% hay không chịu thuế cần đánh giá đầy đủ tác động để
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Bảo vệ bà con nông dân, hài hòa giữa các lợi ích

Việc chuyển mặt hàng phân bón và các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp sang áp dụng 5% thuế giá trị gia tăng, thay vì thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế như hiện hành đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến với dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Bảy. Báo cáo tại Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, trong Thường trực Ủy ban hiện có 2 luồng quan điểm về vấn đề này.

Quan điểm thứ nhất đề nghị giữ như quy định hiện hành vì thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, người chịu thuế giá trị gia tăng là người tiêu dùng cuối cùng. Việc chuyển phân bón sang chịu thuế suất 5% thì người nông dân (ngư dân) sẽ chịu tác động lớn do giá phân bón sẽ tăng khi có thuế giá trị gia tăng, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm nông nghiệp, trái tinh thần khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII. 

0% - 5% hay không chịu thuế cần đánh giá đầy đủ tác động để
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Quan điểm thứ hai thống nhất với nội dung dự thảo Luật và cơ quan chủ trì soạn thảo, vì Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành đưa phân bón đang từ diện chịu thuế 5% sang diện không chịu thuế giá trị gia tăng đã tạo ra sự bất cập lớn về chính sách, ảnh hưởng bất lợi cho ngành sản xuất phân bón trong nước trong suốt 10 năm qua. Các ý kiến này cho rằng, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đã không được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào (bao gồm cả chi phí đầu tư mua sắm tài sản), phải hạch toán vào chi phí, làm tăng chi phí và giá thành sản xuất, giá bán không thể cạnh tranh với phân bón nhập khẩu đang từ chịu thuế chuyển sang được miễn thuế. Sự bất cập về cơ chế cần được đưa trở lại đúng quỹ đạo của thuế giá trị gia tăng.

0% - 5% hay không chịu thuế cần đánh giá đầy đủ tác động để
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo tại Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nghiêng về quan điểm thứ nhất. Cơ quan soạn thảo đề nghị giữ như dự thảo Luật đã trình tại Kỳ họp thứ Bảy, tức là như phương án thứ hai. Tán thành với đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, người tiêu thụ cuối cùng là nông dân sẽ phải chịu do giá bán tăng.

Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng với phân bón sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước có thêm khả năng cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, bên cạnh cân nhắc lợi ích của doanh nghiệp thì “phải bảo vệ người nông dân của chúng ta, giữ hài hòa giữa các lợi ích”.

0% - 5% hay không chịu thuế cần đánh giá đầy đủ tác động để
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Qua xem xét báo cáo đánh giá tác động, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang nhận thấy, nếu như áp thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón thì mỗi năm Nhà nước sẽ thu được khoảng 5.700 tỷ đồng, trong đó hoàn thuế cho doanh nghiệp khoảng 1.500 tỷ đồng, ngân sách nhà nước được 4.200 tỷ đồng. “Như thế, thu của người sử dụng phân bón 5.700 tỷ đồng mà nói giảm được giá bán, tôi thấy không thuyết phục”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói.

Trong trường hợp không thể giữ phân bón ở nhóm hàng hóa không chịu thuế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, cần đánh thuế 0% đối với mặt hàng này để có thể thực hiện hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Cân nhắc kỹ quy định mặt hàng chịu thuế suất 0% và 5%

Bên cạnh cân nhắc mức thuế suất giá trị gia tăng phù hợp với phân bón, đánh giá tổng quan về việc áp mức thuế suất 0%, 5% hay 10% với các nhóm hàng hóa, dịch vụ chung được quy định tại Điều 9 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, các cơ quan cần tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc thấu đáo, đánh giá đầy đủ tác động của từng phương án để đưa ra lựa chọn tối ưu. “Làm sao có lợi cho người sản xuất, kinh doanh nhưng đồng thời cũng phải có lợi cho Nhà nước, đôi bên cùng có lợi, không thể để một bên thiệt, một bên lợi. Cần cân nhắc thật kỹ quy định mặt hàng chịu thuế suất 0% và 5%”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế được quy định tại Điều 5 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, cần có quy định để bảo đảm nguyên tắc chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào trong trường hợp đầu ra là sản phẩm chịu thuế giá trị gia tăng. Tức là, dự thảo Luật cần nghiên cứu bổ sung quy định rõ nếu trường hợp hàng hóa chưa được người bán kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thì cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, “Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) khi ban hành phải hạn chế tối đa việc gian lận hóa đơn, bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh, mua bán, trốn thuế”.

0% - 5% hay không chịu thuế cần đánh giá đầy đủ tác động để
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn cho biết, thời gian vừa qua, chính sách miễn thuế đối với phân bón và nhiều hàng hóa vật tư nông nghiệp khác tưởng như là ưu đãi, nhưng thực ra đã tạo gánh nặng rất lớn cho ngành hàng trong nước. Qua tính toán cho thấy, hiện chi phí sản xuất bình quân của doanh nghiệp khoảng 6 - 8%, cao hơn mức thuế suất Chính phủ dự tính áp dụng. Tức là, doanh nghiệp sản xuất phân bón đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng không được hoàn.

Trong khi đó, nếu phân bón nước ngoài nhập vào Việt Nam không phải chịu thuế giá trị gia tăng, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nước ngoài. Với năng lực sản xuất dư thừa trên thế giới hiện tại, thì thời gian tới, có lẽ sự cạnh tranh này sẽ ngày càng khốc liệt. Từ những phân tích nêu trên, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, việc cân nhắc phân bón có chịu thuế giá trị gia tăng 5% hay không là một bài toán căn cơ; “phải tính toán để làm sao vừa tự chủ được năng lực sản xuất, vừa giữ được ngành sản xuất phân bón trong nước”.

Liên quan đến việc phân bón chịu mức thuế 0%, 5% hay không thuộc diện đối tượng chịu thuế, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục làm rõ, đưa số liệu chứng minh sự cần thiết áp thuế 0% hay 5% với phân bón. Sau đó, đưa nội dung này ra Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sắp tới để rộng đường thảo luận trước khi "khép lại" phương án nào là tối ưu cho cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

0% - 5% hay không chịu thuế cần đánh giá đầy đủ tác động để
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, các cơ quan cần tiếp tục rà soát, thống nhất giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo về việc miễn thuế hay áp dụng thuế suất 5% đối với phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, việc rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật phải bảo đảm nguyên tắc của Hiến pháp và các khoản thu ngân sách nhà nước do luật định, phù hợp với chủ trương của Đảng và mục tiêu, quan điểm trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và cơ bản phải tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc đã được tổng kết, đánh giá.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, việc rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật cần thực hiện đúng quan điểm đã xác định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Theo đó, chỉ quy định những vấn đề đã chín, đã đủ rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự đồng thuận, thống nhất cao, nhất là những vấn đề đã có quyết sách của Trung ương. Những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên họp trù bị Nghị viện thành viên AIPA
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên họp trù bị Nghị viện thành viên AIPA

Tiếp tục hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 tại CHDCND Lào, sáng 9.10 tại thủ đô Vientiane, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên họp trù bị của các Nghị viện thành viên AIPA, thảo luận và thống nhất thông qua các nội dung dự thảo Thông điệp của Chủ tịch AIPA.

Tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025
Thời sự Quốc hội

Tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025

Sáng 9.10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào

Chiều 8.10, tại Nhà Quốc hội Lào, Thủ đô Vientiane, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến chào Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tặng quà lưu niệm Phó Chủ tịch Quốc hội Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào

Ngày 8.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn đã tới Thủ đô Vientiane, Lào, tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45. Chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, Thượng tướng Su-von Lương-bun-mi đã chủ trì lễ đón Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Ngay sau Lễ đón, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Su-von Lương-bun-mi đã tiến hành hội đàm.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 8.10.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 8.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 8.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính 13 tỉnh; Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào, hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào; Thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính 13 tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bắc Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.

ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44 - 45
Sự kiện nổi bật

ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44 - 45

Ngày 8.10, tại thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và Hội đồng Điều phối ASEAN. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu tham dự các Hội nghị.

các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện

Cho ý kiến về tình hình phân bổ, dự kiến điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm đảm bảo các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện theo quy định của pháp luật.

Quang cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội

Chiều 8.10, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 13, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy năm 2024, phương hướng thực hiện năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Tạo lập hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số

Cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát và thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt, phải tạo lập được hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số.

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật
Thời sự Quốc hội

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Vào lúc 10h45 ngày 8.10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.

Toàn cảnh phiên họp
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở

"Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở. Sức mạnh này sẽ giúp bảo tồn được các di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc, của đất nước chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sáng nay. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Sáng 8.10, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương dự Hội nghị.