Ứng dụng công nghệ giải mã gene tiên tiến để phòng chống ung thư từ gốc

- Thứ Hai, 10/06/2019, 11:38 - Chia sẻ
Bằng việc sử dụng công nghệ gải mãi gene mới – xét nghiệm Genopacta có thể tầm soát và phát hiện sớm các gene bị lỗi và các tế bào có nguy cơ gây ung thư và đột quỵ từ đó chủ động xây dựng một kế hoạch phòng chống phù hợp, thậm chí loại bỏ được hoàn toàn mầm mống của căn bệnh chết người này.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, trên bản đồ ung thư thế giới, Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư đứng thứ 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỷ lệ này chưa phải là cao, tuy nhiên tỷ lệ tử vong lại tương đối lớn - lên đến 70% xếp thứ 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50 % trong số đó tử vong và chỉ có 10% trong số những người sống sót là bình phục hoàn toàn. Nguyên nhân được xác định là do người bệnh ở Việt Nam thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn đã quá muộn, cơ hội chữa khỏi bệnh hầu như rất ít.


Với mong muốn lan tỏa những kiến thức về chăm sóc sức khỏe, vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện Leader Talk: “Doanh nhân – Sức khỏe – Hạnh phúc – Phòng chống Ung thư và Đột quỵ từ Gốc” do Mạng lưới Nữ lãnh đạo quốc tế - WLIN Global phối hợp với Mạng lưới Nam phong cách doanh nhân quốc tế - BSIN Global tổ chức cùng sự đồng hành của Quỹ phòng chống Ung thư từ gốc iCaseBase Global.

Là đại sứ toàn cầu Chương trình Phòng chống Ung thư từ Gốc, Á hậu Nguyễn Thu Hương – Người đã từng có những “trải nghiệm khó quên” đối với căn bệnh ung thư đã chia sẻ tới mọi người nên chủ động phòng tránh ung thư bằng cách ứng dụng công nghệ giải mã gene tiên tiến, có khả năng tầm soát và phát hiện gene bị lỗi và các thế bào có nguy cơ gây ra ung thư để từ đó chủ động xây dựng một kế hoạch phòng chống phù hợp.

Cũng theo Á hậu quý bà Thế giới Thu Hương, ung thư đến từ 2 nguyên nhân một là do Gene và hai là do môi trường. Theo đó, việc khám tổng quát thường xuyên vẫn chưa đủ để phòng chống ung thư mà chúng ta cần làm thêm một bước cao hơn nữa đó là Test Gene để biết được nguy cơ thấp, nguy cơ trung và nguy cơ cao đối với các bệnh mãn tính cùng các bệnh ung thư có sẵn trong Gene của mình. Bởi mỗi người sinh ra đều có bản đồ Gene riêng biệt và khi chúng ta biết rõ các nguy cơ có từ trong Gene của mình thì việc chúng ta chủ động phòng chống sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Theo các chuyên gia, bản đồ Gene giống như tấm bản đồ sức khỏe chỉ cho mình các nguy cơ đi đường nào gặp ổ gà, ổ voi hay vực thẳm vậy. Nếu ổ gà - nguy cơ thấp thì chúng ta có thể dùng thực dưỡng để lấp đầy và đi qua dễ dàng. Ổ voi - Nguy cơ trung thì phải tìm cách phòng chống qua việc khám tổng quát và tầm soát thường xuyên cùng với việc điều chỉnh lối sống để chúng ta có thể tránh được ổ voi còn nếu không biết cứ lao thẳng vào cái ổ voi đó thì người khỏe may mắn vượt qua, người yếu thì nằm luôn dưới đó không ngượng lại được.

Có bản đồ Gene sẽ giúp con người chủ động thay đổi lối sống khoa học căn cứ vào gốc Gene của mỗi người, đặc biệt với con trẻ khi biết Gene của Con phù hợp thức ăn và lối sống sinh hoạt thế nào, các bậc cha mẹ hướng cho con nếp sống như vậy từ khi còn nhỏ, tạo thành thói quen giúp con sống khỏe và tự tin về sức khỏe của mình.

Một trong số các công nghệ mới nhất đang được ứng dụng tại nhiều quốc gia, nhằm tầm soát và phát hiện sớm nguy cơ của các căn bệnh ung thư và đột quỵ là thực nghiệm Genopac. Xét nghiệm được thực hiện dựa trên phân tích mô tế bào nước bọt được lấy từ niêm mạc má bằng công nghệ không xâm lấn và rất dễ thực hiện cho bất cứ ai. Đây là công nghệ giải mã gene mới, dựa trên nền tảng Chương trình bộ gene người (Human Genome Program), được sáng lập bởi giáo sư, bác sĩ Kampon Sriwatanakul (Thái Lan).

Theo đó, công nghệ giải mã gene này có khả năng phát hiện sớm các gene lỗi hoặc các tế bào có nguy cơ gây ra ung thư và một số bệnh mãn tính. Hiện, phương pháp này có thể tầm soát 26 loại ung thư và bệnh mãn tính ở nam giới và 27 loại ung thư và bệnh mãn tính ở nữ giới như: ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung...

Bên cạnh đó, việc phát hiện và ngăn chặn nguy cơ bệnh ung thư trên nền tảng công nghệ này, chương trình Phòng chống ung thư từ gốc – một dự án cộng đồng về chăm sóc sức khỏe mang ý nghĩa toàn cầu đã được Tổ chức InnoPro Thái Lan dựa trên nền tảng iCareBase triển khai thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, chương trình đã được ủy quyền cho IFG Việt Nam với sự đồng hành của WLIN Global, bắt đầu triển khai từ đầu năm 2019. Dự án nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về cách thức chủ động phòng chống ung thư, nhằm giảm tối thiểu tình trạng tử vong do ung thư gây ra.

Hiện tại, WLIN Global và IFG Việt Nam vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những Đại sứ cộng đồng trên khắp tỉnh thành Việt Nam nhằm truyền đi rộng rãi những thông điệp tích cực mà chương trình Phòng chống ung thư từ gốc đã và đang hướng đến.

Lê Nhung