Thẩm tra sơ bộ Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

- Thứ Tư, 04/09/2019, 16:27 - Chia sẻ
Sáng 4.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã tiến hành phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; đại diện Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ và Ủy ban Kinh tế.

Trình bày Dự thảo Tờ trình phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nêu rõ, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hộivà bảo đảm an ninh - quốc phòng, Đảng và Nhà nước ta đã xác định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung là những khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược, quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hộiphát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.


Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chủ yếu ở địa bàn núi cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp và chịu tác động của biến đổi khí hậu, sự cố môi trường diễn ra nghiêm trọng và khó lường… Chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hộivùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng còn nhiều đầu mối xây dựng, quản lý, theo dõi, nguồn lực còn phân tán, dàn trải, chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh, cần thiết phải xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hộivùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Đánh giá cao sự khẩn trương, nghiêm túc của Ủy ban Dân tộc trong quá trình xây dựng Đề án, Thường trực Hội đồng Dân tộc cho rằng, dự thảo Đề án có chất lượng tốt với nhiều thông tin, số liệu được cập nhật mới, làm rõ nét thực trạng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cũng như kết quả đạt được trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, từ đó đưa ra được những quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp kiến nghị cho giai đoạn tiếp theo một cách đầy đủ, khoa học.

Tuy nhiên, dự thảo Đề án cần tiếp tục làm rõ công tác phối hợp giữa các bộ, ngành khi đề xuất, ban hành chính sách dẫn đến tình trạng có quá nhiều chính sách, do nhiều bộ, ngành quản lý như hiện nay. Đánh giá vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, nhất là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thẩm định nguồn vốn trước khi trình Chính phủ phê duyệt, tránh lặp lại câu chuyện chính sách ban hành nhưng không bố trí hoặc bố trí không đủ nguồn lực để thực hiện… Bên cạnh đó, Thường trực Hội đồng Dân tộc cũng đề nghị, QHcần ban hành Nghị quyết về chính sách dân tộc như một Chương trình mục tiêu quốc gia mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài để phát triển kinh tế - xã hộivùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn tới, theo đó tích hợp các nội dung chính sách, thu gọn đầu mối quản lý, quy định về cơ chế nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.

Tiếp thu các ý kiến tại Phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, Đề án phát tổng thể phát triển kinh tế - xã hộivùng dân tộc thiểu số và miền núi sẽ tiếp tục được chỉnh sửa, hoàn thiện để trình QH tại Kỳ họp thứ Tám tới.

Tin và ảnh: Hoàng Ngọc